Năm | 2023 |
---|---|
Trọng lượng | 1200gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa cứng |
Kích Thước | 17 x 24 cm |
Số Trang | 368 |
Tác Giả | Đào Duy Anh |
Nhà Xuất Bản | Đại Học Sư Phạm |
Việt Nam văn hoá sử cương là một nỗ lực của học giả Đào Duy Anh nhằm giải quyết cuộc va chạm giữa văn hóa Việt Nam truyền thừa từ bao đời và văn hóa Âu tây mới lan tràn. Đào Duy Anh nhìn nhận cuộc va chạm ấy chính là “bi kịch hiện thời” của dân tộc, một bi kịch đến từ “sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương”. Và để giải quyết sự xung đột này, Đào Duy Anh đề nghị “một mặt phải xét lại cho biết nội dung của văn hóa xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu cho biết chân giá trị của văn hóa mới”. Tác phẩm Việt nam văn hóa sử cương chính là lời giải cho nan đề đầu tiên của tác giả: văn hóa xưa là thế nào?
Ấn bản Việt Nam văn hoá sử cương của Đông A dựa theo bản in lần đầu năm 1938 của Quan-hải tùng-thư, có tham khảo một số chi tiết trong bản in năm 1951 của Xuất bản Bốn phương, Viện Giáo khoa - Hiên Tân Biên. Trong lần in này, ban biên tập Đông A sử dụng một số minh họa trong các bản sách tiếng Pháp về Đông Dương và các nguồn tư liệu ở bảo tàng, tranh dân gian, sách báo xưa...
Với diện mạo mới này, người làm sách kỳ vọng sẽ đem đến cho bạn đọc một ấn bản trang nhã, tương xứng với giá trị lâu dài của tác phẩm.
“Ai đã đọc quyển sách này của Đào Duy Anh cũng phải nhận là một quyển viết có phương pháp, lời văn lại sáng suốt, rõ ràng” - Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan
“Tôi không bao giờ quên được những buổi giảng bài của thầy Đào về lịch sử Việt Nam vào ban đêm tại sân đình hay sân nhà tư nhân ở vùng Cầu Kè, chợ Đu (Thọ Xuân, Thanh Hóa)” - Giáo sư Phan Huy Lê
“Đào Duy Anh là học giả lớn nhất Việt Nam thế kỷ XX và có uy tín quốc tế. Ông là người thực sự mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam theo quan điểm duy vật… Có thể nói không một người nào trong nước hay ngoài nước nghiên cứu văn hóa, xã hội, lịch sử Việt Nam mà lại không đọc những công trình của ông, thậm chí không dựa vào những kiến giải của ông để làm việc.” - Nhà nghiên cứu Phan Ngọc