Năm | 1972 |
---|---|
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 20 x14 cm |
Số Trang | 372 |
Tác Giả | Vũ Tài |
Nhà Xuất Bản | Ngân Hà |
Quỉ Cốc Tử đặt ra cả hàng ngàn cách khác nhau, mỗi cách đề chỉ một hiện tượng của đời sống con người, từng trường hợp khác nhau, từng người khác nhau, tỉ dụ:
a) Cách "y cần kỵ ngưu" (mặc áo gấm cưỡi trâu) chỉ một số mệnh giầu sang phú quí, kiện cáo mượn oai hùm, cái gì cũng là giả. Áo gấm phải cưỡi ngựa mới đủ bộ, sao lại cưỡi trâu.
b) "Hàn thuyên tại liễu" (con ve sầu trời rét đậu trên cành liễu) chỉ một số mệnh cùng khốn không nơi nương tựa. Ve sầu lúc trời rét đã là sắp tàn kiếp rồi mà còn đậu trên cây liễu thì kiếm đâu cho ra nơi ẩn nấp tránh mưa, tránh gió.
c) "Vân đầu vọng nguyệt" (đứng dưới mây chờ mặt trăng) ý chỉ một vận hội đen tối trước mặt, nhưng tương lai vẫn nhiều hy vọng.
Thiên hình vạn trạng kiếp sống đều hiện lên bằng hình ảnh rõ rệt tượng trưng cho từng tướng cách hay số cách.
Không có cái học nào đi sâu vào cõi nhân sinh như tướng mệnh học.
Nghiên cứu tướng mệnh học, tri mệnh không có nghĩa là từ bỏ đấu tranh, bó tay, bất động, chịu sự an bài. Trái lại, cốt để biết lẽ cùng thông lúc nào đáng làm, lúc nào nên ngưng, lúc nào cần động, cần biến, lúc nào cần tĩnh, cần thu. Không xuẩn động như lũ thiêu thân. Tri mệnh để tạo cho mình một thái độ thong dong đối với việc đời, ứng phó với những việc đời, ứng phó với những biến động.
"Dục ngộ biến nhi vô sương hoành
Tu hướng thường thời niệm niệm thủ đắc định
Dục lâm tử nhi vô tham luyến
Tu hướng sinh thời sự sự khán đắc sinh".
"Muốn cho lúc gặp cơn nguy biến khỏi hốt hoảng
Thì lúc bình thời tâm phải tĩnh, định
Muốn cho lúc chết khỏi tham luyến
Thì lúc sống phải xem thường mọi sự".
Tri mệnh để xem thường mọi sự, coi vinh nhục cùng một rễ, tử sinh cùng một gốc. Vậy thì lo gì sống chết, sợ gì biến động.
Tri mệnh chính là một triết lý nhân sinh rất cao.
Tri mệnh cũng là một phương pháp đấu tranh rất sát với thực tiễn vậy.