Barcode | 9786043803983 |
---|---|
Năm | 2023 |
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 13 x 20 cm |
Số Trang | 208 |
Tác Giả | Donald S. Lopez Jr. |
Nhà Xuất Bản | Hồng Đức |
Tử Thư Tây Tạng - Tiểu Sử - Đời Sống Của Các Giáo Điển Vĩ Đại
Tử thư Tây Tạng là một văn bản Phật giáo nổi tiếng nhất ở phương Tây, phát hành được trên một triệu bản kể từ khi được xuất bản lần đầu bằng Anh văn vào năm 1927. Carl Jung đã viết một bản bình chú về nó, Timothy. Leary thiết kế lại bản văn như sách hướng dẫn cho một chuyến du hành, và The Beatles thì trích dẫn phiên bản Leary trong bài hát “Tomorrow Never Knowns” của họ. Gần đây hơn, cuốn sách đã được phong trào nhà an dưỡng cuối đời (The Hospice Movement) áp dụng, Penguin Classics trân tàng, và chuyển thể thành sách âm thanh (aidio book) qua giọng đọc của Richard Gere. Tuy nhiên, theo nhà văn kiêm học giả Phật giáo danh tiếng Donald Lopez thì, “Tử thư Tây Tạng kỳ thực chẳng phái của Tây Tạng, nó không hề là một cuốn sách, và không phải nói về cái chết.” Trong bài giới thiệu hấp dẫn và thiên lịch sử ngắn gọn này, Lopez kể câu chuyện dị thường về cách mà một bộ thủ tập các văn bản Phật giáo khá mơ hồ và dễ bị thay đổi, không xác định nguồn gốc lại được tôn sùng - và bị hiểu sai – ở phương Tây.
Nhân vật trung tâm trong câu chuyện này là Walter Evans-Wentz (1878-1965), một học giả cổ quái và người tìm kiếm tâm linh đến từ Trenton, New Jersey, người mà, dù không biết tiếng Tây Tạng và chưa từng đến đất nước nước này, đã chế tác và đặt ra cái tên Tử thư Tây Tạng (The Tibetan Book of the Dead). Lopez lập luận, thực ra cuốn sách của Evans-Wentz mang nhiều thuộc tính Mỹ hơn Tây Tạng, mắc nợ Thông thiên học và Madame Blavatsky nhiều hơn là với các vị lạt-ma của Xứ Tuyết. Theo Lopez, sức hút trường cứu của cuốn sách không chỉ phát xuất từ nguồn gốc của nó ở xứ Tây Tạng thần kỳ và huyền bí, mà còn từ cách Evans-Wentz phiên dịch văn bản này thành thứ ngôn ngữ thuần duy linh Mỹ.
Nhận xét:
“Về lịch sử Phật giáo và sự truyền bá của tông giáo này đến phương Tây, Donald Lopez là bậc thầy khó ai có thể vượt qua. Câu chuyện ông kể ra đây về một cuốn sách “không thật sự Tây Tạng" và “không hẳn nói về cái chết” lấp lánh bằng những nét châm biếm thú vị và các đối ứng lịch sử lôi cuốn. Có ai khác ngoài Lopez bắt đầu một lịch sử của Tử thư Tây Tạng bằng câu chuyện về nhà tiên tri Mormon Joseph Smith - và rồi, như một nhà văn trinh thám, tiết lộ những mối liên quan ngay phần kết? Đây là một cuốn sách tinh quái và vô cùng hấp dẫn.” - Ken-neth I. Woodward, biên tập viên cộng tác, Neusueek
“Tử thư Tây Tạng có một câu chuyện dị kỳ, và trong cuốn sách nhỏ hấp dẫn, duyên dáng này, Donald Lopez đã bộc lộ bản thân là một người kể chuyện tuyệt vời." - Jack Miles, tác giả của God: A Biography
“Phần Dẫn nhập thông minh, thú vị về Tử thư Tây Tạng này thật thích thú. Mặc dù tiêu đề của nó, Donald Lopez lập luận, Tử thư Tây Tạng là một cuốn sách Mỹ rặt và chỉ có thể đọc, hiểu một cách đúng đắn từ quan điểm này. Ông chứng minh điều ấy bằng cách phô bày. những mối liên hệ trực tiếp của nó với Thông thiến học và thuyết duy linh Mỹ ngay buổi bình minh của Thời đại Mới (New Age) vào đầu thế kỷ hai mươi, đồng thời còn nêu ra nhiều điểm tương đồng lý thú với những bước khởi đầu không tưởng của giáo phái Mormon.” - Bryan J. Cuevas, tác giả của The Hidden History of The Tibetan Book of the Dead
“Cuốn sách này mở ra một cuộc thảo luận hấp dẫn, mới mẻ về Tử thư Tây Tạng và đời sống của nó với tư cách là một văn bản ở Hoa Kỳ. Donald Lopez lập luận rằng, những chủ đề bền bỉ trong đời sống tông giáo Mỹ - truyền thống văn bản tìm thấy như một kho chứa trí tuệ cổ xưa, và một mối quan tâm triết học về cuộc sống sau khi chết – đã giúp giải thích sự thành công vượt bậc cuốn sách và sức bền của nó như một hiện vật văn hóa.” - Laurie F. Maffly-Kipp, University of North Carolina, Chapel Hill