Năm | 2022 |
---|---|
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 26x14cm |
Số Trang | 604 |
Tác Giả | Richard H. Robinson |
Nhà Xuất Bản | Hồng |
"Tác phẩm này của Giáo sư Robinson đã giúp độc giả giới hạn vấn đề nghiên cứu, khái quát kỹ thuật phiên dịch và phân tích những điểm khó hiểu của văn bản trong quá trình phiên dịch và giải thích. Tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu những phương tiện tiếp cận một cách hiệu quả hiện nay trong lĩnh vực logic, triết học, ngôn ngữ học và phân tích triết học.
Robinson đã nhận ra sự kết nối và chuyển giao giữa hai nền văn hóa, bộ phận thuộc tư tưởng Ấn Độ và bộ phận thuộc tư tưởng Trung Quốc; nhiều loại hình văn hóa không hoàn toàn được hấp thu cũng không hoàn toàn bị đào thải. Trên thực tế, chúng ta cần phải khảo sát những nghiên cứu chuyên sâu trước đây mới có thể hoàn toàn giới hạn những giả thiết về hình thức chuyển giao văn hóa này.
Robinson đã tìm ra nguồn gốc xuất phát các bộ luận của trường phái này ở mặt luận lý, đặc biệt là thuật ngữ chuyên môn; tìm hiểu ý nghĩa tương đương trong tư tưởng Ấn Độ, ý nghĩa từ từ và ngôn ngữ liên quan đến quan điểm của thế gian thông thường và hình thức nhận thức trong môi hình Phật giáo Ấn Độ. Chẳng hạn như niềm cảm hứng mang tính biện giải được phát triển trong luận điển; ngược lại ở Trung Quốc chỉ phục vụ tính nho nhã và nghệ thuật của văn học, nhưng trở nên khó hiểu qua quá trình chiếm dụng để đưa vào truyền thống văn học của họ. Điều cần chú ý là những đoạn phiên dịch của Robinson cho thấy chỗ thiếu sót trong sự phát triển mang tính hệ thống của những học giả chuyên ngành giải thích văn bản cổ và những triết gia. Tác giả đã khảo sát cẩn thận và chỉ ra những chỗ có vấn đề không những trong quá trình phiên dịch, mà còn tạo thành những chủ đề tồn tại trong thảo luận không hồi kết lúc bấy giờ." - Arthur E. Link, University of British Columbia
[...]
"Đây là một tác phẩm trình bày rất rõ về tư tưởng trường phái Trung quán do luận sư Long Thọ người Ấn Độ sáng lập và sau đó được truyền bá sang Trung Quốc. Tư tưởng không tánh là giáo lý trọng tâm của trường phái Trung quán lần đầu tiên được Cưu-ma-la-thập giới thiệu một cách chi tiết ở Trung Quốc. Tác giả đã phân tích các tài liệu được viết lại sau 15 năm Cưu-mala-thập đến Trung Quốc, cho thấy chỗ đã hiểu và chưa hiểu đối với tư tưởng Trung quán ở đây. Trong đó các tác phẩm của Huệ Viễn, Tăng Duệ và Tăng Triệu là cơ sở tư liệu chủ yếu của công trình nghiên cứu này. Phần phụ lục bao gồm 10 tư liệu hỏi và đáp về tư tưởng Không tánh, giới thiệu về bản dịch các bộ luận từ tiếng Ấn Độ của trường phái này.
Tác phẩm này dành cho những độc giả muốn tìm hiểu về tư tưởng Trung quán tông và tiến trình truyền bá đến Trung Quốc. Cách trình bày rất tốt và dễ đọc, tuy nhiên chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến phần tư tưởng triết học của luận sự Long, Thọ để hiểu được toàn bộ nền tảng của trường phái này." - J. H.P.