Barcode | 8935278606758 |
---|---|
Năm | 2022 |
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 24 x 16 cm |
Số Trang | 240 |
Tác Giả | Malcolm Gladwell |
Nhà Xuất Bản | Thế giới |
THE BOMBER MAFIA
Giấc Mơ, Cám Dỗ Và Đêm Dài Nhất Trong Thế Chiến II
Công thức thành công của các cuộc chiến tranh là gì?
Chiến tranh là một câu chuyện cổ xưa. Hết lần này đến lần khác, chúng ta vịn vào những lý do khác nhau để tiến hành những cuộc chiến giống hệt nhau. Công thức để giành chiến thắng vì thế mà đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, và đó hẳn không hoàn toàn là vì tướng tài hay kỹ nghệ chiến tranh, như Malcolm Gladwell đã đề cập trong cuốn sách này: Cho Napoleon một tuần huấn luyện, có lẽ ông ấy cũng có thể lãnh đạo cuộc tấn công của quân đồng minh trên khắp Châu Âu, như bất kỳ vị tướng nào của thế kỷ hai mươi.
Vậy thì công thức là gì?
Như chúng ta đã thấy ở thế chiến II, vào thời kỳ đầu của cuộc chiến, lực lượng Luftwaffe của người Đức đã làm chủ bầu trời Châu Âu, trong khi ở mặt trận Thái Bình Dương, các chiến đấu cơ Zero của Nhật Bản vượt trội về mặt công nghệ cũng như tính cơ động. Nhưng khi cuộc chiến đến hồi kết, những chiếc Zero lừng danh ấy đã bị áp đảo về mặt số lượng và công nghệ đến nỗi chúng chỉ còn được dùng để lao thẳng vào tàu sân bay của đối phương. Như vậy, có thể thấy được rằng, công thức chiến thắng một cuộc chiến nằm ở tốc độ cách tân công nghệ và công tác cung ứng hậu cần.
Tuy nhiên, sẽ thật là thiếu sót nếu nói đến cách tân mà không nhắc đến những con người đã trực tiếp lên ý tưởng và thực thi nó. Bước chuyển từ những chiếc máy bay thân gỗ chạy bằng động cơ cánh quạt trong thế chiến I đến pháo đài bay ném bom tầm xa trong thế chiến II là một chặng đường dài. Trong thời kỳ đầu của không quân, các phi công được biên chế vào Lục quân. Phi công được xếp vào chung hàng với lính lái xe tăng, họ được kỳ vọng sẽ học cưỡi ngựa và tắm cho ngựa mỗi buổi sáng. Vì thế đã có một cuộc cách mạng. Những nhà không quân tiên phong đã xác định được điểm khác biệt cơ bản giữa mình với những nhánh khác của quân đội, tư duy lại vai trò của không quân, và đề xuất những phương thức tiến hành chiến tranh hoàn toàn mới mẻ so với thời đại của mình. Những ý tưởng đột phá ấy đã có dịp thử lửa trong thế chiến II, đặc biệt ở mặt trận Thái Bình Dương.
The Bomber Mafia: Giấc mơ, cám dỗ và đêm dài nhất trong Thế chiến II - Hành trình cách tân công nghệ chưa bao giờ là dễ dàng
Trong cuốn sách lịch sử này, Malcolm Gladwell đan xen những câu chuyện của một thiên tài người Hà Lan và chiếc máy tính tự chế của anh ta, một nhóm anh em ở trung tâm Alabama, một kẻ tâm thần người Anh, và các nhà hóa học tại Harvard để xem xét một trong những thách thức đạo đức lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ hiện đại.
Hầu hết các nhà tư tưởng quân sự trong những năm trước Thế chiến II coi máy bay là một phương tiện đi sau. Nhưng một nhóm nhỏ các nhà chiến lược lý tưởng, “Mafia máy bay ném bom”, đã hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu ném bom chính xác có thể làm tê liệt kẻ thù và làm cho chiến tranh ít gây chết người hơn? Ngược lại, vụ ném bom Tokyo vào đêm đẫm máu nhất của cuộc chiến là đứa con tinh thần của Tướng Curtis LeMay, người có chủ nghĩa thực dụng tàn bạo và chiến thuật thiêu đốt người Nhật ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn thường dân, nhưng có thể còn được cứu nhiều hơn bằng cách ngăn chặn một cuộc xâm lược có kế hoạch của Hoa Kỳ. Trong The Bomber Mafia: A Dream, A Temptation, And The Longest Night Of The Second World War, Gladwell hỏi, "Nó có đáng không?". Mọi thứ có thể đã khác đi nếu người tiền nhiệm của LeMay, Tướng Haywood Hansell, vẫn nắm quyền. Hansell tin vào khả năng ném bom chính xác, nhưng khi anh ta và Curtis LeMay tranh giành quyền lãnh đạo trong khu rừng rậm của Guam, LeMay đã chiến thắng, dẫn đến đêm đen tối nhất của Thế chiến thứ hai.
Và với The Bomber Mafia: Giấc mơ, cám dỗ và đêm dài nhất trong Thế chiến II, Malcolm Gladwell đã mượn một câu chuyện chiến tranh để mô tả cho chúng ta thấy con đường gập ghềnh tất yếu mà những ý tưởng cách tân phải đi qua. Trong quá trình thực thi nhiều chông gai ấy, đã có những khó khăn không thể vượt qua và những cám dỗ mà những nhà tiên phong đã phải đối mặt. Đã có lúc, chỉ cần phá bỏ nguyên tắc của chính mình, nhiệm vụ sẽ hoàn thành. Nhưng khi ta phá bỏ những nguyên tắc ấy, liệu ta có còn là chính mình? Khi đó, liệu những ý tưởng đột phá từ thuở ban đầu có còn được xem là cách tân? Đó là điều mà ai cũng phải sẵn lòng chấp nhận.
Hoàn thành hay không hoàn thành, điều đó không còn quá quan trọng nữa khi so sánh với việc bảo vệ những nguyên tắc mà ta đang theo đuổi. Điều này gợi nhắc đến Stephen Covey và câu nói của ông ở thềm thế kỷ 21: “Những nhà lãnh đạo thành công của tương lai sẽ coi trọng nguyên tắc hơn coi trọng công ty của họ”.
Hãy đọc The Bomber Mafia: Giấc mơ, cám dỗ và đêm dài nhất trong Thế chiến II để thấy sự bền bỉ, đổi mới và khôn lường của chiến tranh như thế nào!