Năm | 2023 |
---|---|
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 25.4 x 20.3 x 1 cm |
Số Trang | 200 |
Tác Giả | Iris Gottlieb |
Nhà Xuất Bản | Phụ Nữ Việt Nam |
Hiện nay, nghiên cứu giới ở Việt Nam đã có nhiều phát triển, không ngừng mở rộng ra mọi chủ đề liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội - chính trị. Đặc biệt hơn, các đầu sách về giới liên tục được ra mắt, bàn luận đa dạng đề tài, từ phụ nữ tới các vấn đề trong cộng đồng LGBTQA+. Trong dòng chảy chung, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam quyết định xuất bản “Thấy Giới - Seeing Gender” – một cuốn sách vô cùng độc đáo được viết từ góc nhìn của người trong cuộc.
“Thấy Giới - Seeing Gender” do tác giả queer Iris Gottlieb viết và vẽ minh họa. Cuốn sách cho thấy cách chúng ta hiểu và thể hiện sự phức tạp, đa chiều, đa góc cạnh của giới như thế nào. Nội dung được chia làm 3 phần:
Phần 1 - “Một nơi tốt để bắt đầu”: khám phá rằng giới là một cấu trúc mang tính xã hội – nhân loại đã tạo ra giới, do đó chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi khung nhận thức cứng nhắc để tất cả tự do thể hiện con người thật của mình. Tác giả giới thiệu một số thuật ngữ về giới và tính dục phổ biến hiện nay, tầm quan trọng của danh xưng đối với người chuyển giới, cùng những kiến thức khoa học thú vị (ví dụ: rùa biển xác định giới dựa trên nhiệt độ cát xung quanh).
Phần 2 - “Đào sâu hơn”: trong phần này, tác giả đi sâu hơn vào các chủ đề về xã hội như sự giao thoa, chủ nghĩa thuộc địa, nam tính độc hại, thể thao, bạo lực giới, định kiến văn hóa về lao động tình dục, lịch sử về các phong trào như Quân đội Giải phóng Dân tộc Zapatista và Stonewall Uprising.
Tác giả nêu ra một vài ví dụ liên quan tới giới mà hẳn nhiều độc giả không biết. Bạn biết không, trước đây màu hồng được xem là dành cho con trai và màu xanh là dành cho con gái, “vì màu hồng mạnh mẽ và quyết đoán hơn, nên phù hợp với con trai. Trong khi màu xanh, tinh tế và điệu đà thì xinh hơn cho con gái”. Nhưng sau Thế Chiến thứ nhất, đàn ông trở về, lấy lại các công việc và biến màu xanh thành đại diện của quyền lực. Còn phụ nữ bị đẩy về nhà, mang theo màu hồng.
Hoặc bạn đọc có thể không ngờ rằng từng có thời vận động viên (tự xác định là) nữ đã phải “diễu hành khỏa thân” thì mới được phép thi đấu ở Điền kinh Quốc tế hoặc Olympic. Mục đích của việc này là nhằm chứng minh không có vận động viên nam nào tham gia để có lợi thế không công bằng. Vấn đề là nam giới không bị kiểm tra; nam chuyển giới thi đấu với nam cũng không bị kiểm tra. Và còn nhiều ví dụ nữa cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa người hợp giới (cisgender) với cộng đồng LGBTQA+, v.v. đã ảnh hưởng đến cuộc đời của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội.
Phần 3 - “Câu chuyện của tôi”: đây là phần đặc biệt thú vị. Bạn đọc sẽ đồng hành với Iris Gottlieb trên hành trình khám phá về giới của, về chứng rối loạn ăn uống và nhật ký quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú của tác giả. Từ những trang sách này, chúng ta sẽ thấu hiểu hơn sự đa dạng của cuộc sống và khoan dung với mọi người hơn.
Do rất nhiều điều về giới được hình dung qua thị giác, tác giả đã chọn cách chuyển tải những khái niệm trừu tượng và phi hình thù này thông qua ngôn ngữ phổ quát – tranh ảnh minh họa. Nhờ đó, vấn đề về giới trở nên dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn hơn.
Có thể nói, “Thấy Giới - Seeing Gender”: