nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
NXB Phụ Nữ Việt Nam
Phát hành
Năm2023
Trọng lượng500gr
Loại Sản PhẩmBìa mềm
Kích Thước24 x 16 cm
Số Trang320
Tác GiảKim Gang Il Kim Myung Ok
Nhà Xuất BảnPhụ Nữ
SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Thành Tích Cuộc Đời Được Quyết Định Từ Năm Học Lớp 4

Giá bìa
109,000đ
Giá bán
98,100đ
Tiết kiệm:
10,900đ(10%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Cuốn sách không đơn thuần hướng dẫn phương pháp học các kỹ năng mà cuốn sách còn đưa ra những quan điểm, tiền đề, nền tảng giáo dục giúp con cái bạn phát triển bản thân trở thành những học sinh ưu tú, có kiến thức vững chắc để học tốt các cấp học đồng thời trở thành những người có thành tựu trong tương lai. Muốn cây cối phát triển tốt, đất đai phải màu mỡ, cũng như vậy, muốn trẻ em phát triển, có nền tảng học tập thì vai trò bố mẹ vô cùng quan trọng. Cũng như người nông dân coi trọng thời điểm gieo hạt, trẻ em cũng có những thời điểm thích hợp để giáo dục và lớp 4 chính là thời điểm đó. Lớp 4 chính là lứa tuổi phù hợp để tiếp nhận những kiến thức quan trọng của giáo dục tiểu học để kế thừa và phát triển ở những cấp học cao hơn. Vì vậy lớp 4 chính là năm bản lề, cần củng cố kiến thức, xây dựng những thói quen học tập tốt để tạo thành tích lâu dài. Cuốn sách hướng dẫn kỹ năng viết nhật ký, hướng dẫn cách đọc, làm bài tập về nhà, tìm kiếm tài liệu, cách ghi chú, và phương pháp học các môn học chính khác như ngữ văn, toán, xã hội, khoa học, tiếng Anh, v.v.

MỤC LỤC

Chương I: Lớp 4 quyết định thành tích cả đời

1- Lớp 4, thời kì quan trọng nhất

Lớp 4, bắt đầu những lo lắng

Những đứa trẻ xuất sắc khi bắt đầu lên lớp Bốn

Những đứa trẻ bỏ lỡ năm lớp 4

Con đường đại học được quyết định khi học lớp Bốn

Tại sao lại là năm lớp 4?

Nhưng trẻ không biết tầm quan trọng của giai đoạn này

Con bạn liệu có ổn không?

2- Những đứa trẻ có tiềm năng chắc chắn sẽ học tốt

Không phải cứ làm tốt là được

Tiềm lực quan trọng hơn cả kĩ năng học tập

Làm thế nào để hình thành tiềm lực học tập?

Ba yếu tố của tiềm lực học tập: sự kiên trì, sức tập trung, niềm đam mê

Tiềm năng học tập được cha mẹ tạo ra

Chương II: Phương pháp hướng dẫn học tập sáng tạo để trẻ trở thành một học sinh xuất sắc

1- Mẹ là người quản lý

Những đứa trẻ cũng cần một người quản lí

Người mẹ kiêm diễn viên

Một ngày hãy dành ít nhất 30 phút bên cạnh trẻ 

Hãy lựa chọn mục tiêu và thực hiện nó 

Rèn luyện thói quen tự tìm kiếm tài liệu của trẻ 

Nuôi dưỡng sức bền bỉ lâu dài 

2- Bước chân đầu tiên: cuốn sổ nhật ký

Sự hồi hộp của mẹ 

Suy nghĩ thật kĩ để viết lại một sự việc

Tại sao cần viết nhật kí?

Tìm chủ đề/ý tưởng/chất liệu trong suy nghĩ của trẻ

Viết nhật kí dưới nhiều hình thức

3- Làm thế nào để trẻ trở thành một người thích đọc sách?

Hứng thú với việc đọc sách

Đọc và liên tưởng 

Đọc sách cho trẻ

Cùng trẻ đọc sách

Trẻ tự mình đọc sách

Những điều cần chú ý khi hướng dẫn trẻ đọc sách

4- Viết biên bản đọc sách - điểm xuất phát đầu tiên của một học sinh giỏi

Biên bản đọc sách được tạo nên từ thói quen đọc sách

Bước 1: Viết tên cuốn sách

Bước 2: Tạo danh sách những quyển sách đã đọc và viết cảm nhận chung

Bước 3: Tóm tắt nội dung những phần thú vị

Bước 4: Tóm tắt toàn bộ nội dung cuốn sách

Bước 5: Tìm chủ đề cho đoạn văn

Bước 6: Đánh giá, bình luận

Bước 7: Viết dưới nhiều hình thức khác nhau

Những điều cần chú ý khi hướng dẫn trẻ viết biên bản đọc sách

5- Làm bài tập và tìm kiếm tài liệu - kim chỉ nam của việc tự học

Đặt bài tập lên vị trí ưu tiên số một

Cha mẹ chỉ có vai trò định hướng, bài tập trẻ phải tự hoàn thành

Làm bài tập và tìm kiếm tài liệu - sức mạnh nuôi dưỡng khả năng tự học ở trẻ

Tìm kiếm tài liệu ở đâu?

6- Ghi chép kiến thức - tích lũy báu vật

Kĩ năng ghi chép

Sắp xếp ghi chú các câu trả lời sai

Sắp xếp và lưu giữ vở luyện tập

Tạo sổ từ vựng cá nhân

7- Ngữ văn là hồ chứa khả năng tư duy

Nghe

Nói

Đọc

Phải làm gì để có năng lực đọc hiểu?

Học từ vựng - bước đầu của năng lực đọc hiểu

Tìm nội dung trong tâm - bước thứ hai của năng lực đọc hiểu

Sắp xếp và học theo từng loại văn bản

Viết

Học Ngữ văn bằng phương pháp hỏi đáp cùng bạn bè

8- Toán học là nền tảng của tất cả các môn học khác

Vì sao môn Toán quan trọng?

Toán là môn học mắt xích

Hãy nhanh chóng gắn lại các mắt xích bị đứt gãy

Hiểu khái niệm và các công thức trước khi giải bài tập

Trau dồi kĩ năng từ việc giải các bài tập đa dạng

Học trước, làm như thế nào?

Nếu không có nền tảng toán học cơ bản ở những lớp học cao hơn

9- Học các môn học Xã hội qua ghi chú hành trình

Xã hội là môn học hình xoắn ốc

Tại sao điểm số môn xã hội không cao?

Học môn Xã hội bằng trải nghiệm thực tế

Du lịch học tập theo chủ đề

Phương pháp học môn Xã hội dễ dàng và thú vị

10-  Khoa học chắp cánh tư duy

Khoa học là môn học tìm hiểu chuyên sâu trong từng lĩnh vực

Quan sát và cảm nhận - đường tắt để tìm hiểu môn khoa học

Câu chuyện về tài liệu khoa học

Chinh phục từng giai đoạn học tập các môn khoa học

11-  Tiếng Anh không phải học tập mà là luyện tập

Xã hội vạn năng của tiếng Anh

Những điều cần suy nghĩ về môi trường giáo dục tiếng Anh

Hãy bắt đầu từ sự hứng thú

Năng lực tiếng Anh cũng được nâng cao từ thói quen đọc sách

Luyện tập kĩ năng nghe và nói từ truyện tranh thiếu nhi

Luyện tập kĩ năng nghe và nói từ sách giáo khoa rèn kĩ năng đọc

Ngữ pháp trong tiếng Anh

Chương III: Nuôi dưỡng tiềm lực học tập của trẻ

1- Nuôi dưỡng ước mơ

Ước mơ là chất dinh dưỡng để trẻ phát triển 

Bắt đầu từ những việc trẻ yêu thích

Thế giới việc làm đa dạng

Đừng so sánh trẻ với những đứa trẻ khác. Hãy so sánh trẻ với chính bản thân chúng

Khen ngợi tạo nên sự tự tin và cảm giác thành tựu

2- Tạo thói quen tự học

Điểm đặc biệt của những đứa trẻ học giỏi

Những đứa trẻ có thói quen học tập

Xây dựng và thực hiện thời khóa biểu theo tuần

4 nguyên tắc thực hiện kế hoạch trong một tuần

Thói quen tự học bắt nguồn từ sự tự tin

3- Để học giỏi trẻ cũng cần uốn nắn

Tính cần thiết của việc tỉa cành

"Hãy trở thành người tốt" hơn là "Hãy học thật giỏi"

Nguyên tắc bảo toàn năng lượng trong giáo dục con cái

Lời nói đầu

Gửi tới các bậc cha mẹ đang lo lắng cho sự nghiệp học hành của trẻ.

Khi nuôi dạy con cái, đôi khi cha mẹ có thể cảm thấy lúng túng khi phát sinh những tình huống bất ngờ.

Cha mẹ sẽ có chút tức giận khi thấy trẻ mếu máo và nói rằng nó có một bài tập quan trọng phải làm trước khi đến trường 10 phút hoặc việc viết nhật ký bị lùi lại quá 12 giờ đêm.

Đã là cha mẹ, ai cũng muốn nuôi dạy con đúng cách nhưng với đứa con đầu lòng, chúng ta cũng chỉ là lần đầu làm cha mẹ nên các bậc phụ huynh thường không biết phải làm thế nào.

Rất lâu sau, tôi nghĩ “A, có một phương pháp như thế này và chỉ cần tôi chú ý hơn một chút, con tôi sẽ cảm thấy vui vẻ hơn và học tập dễ dàng hơn...”

Vì vậy, tôi viết cuốn sách này để chia sẻ kinh nghiệm dạy con trong hơn hai mươi năm của mình và chia sẻ những suy nghĩ của tôi về phương pháp giáo dục thực tế với tư cách là một phụ huynh của hai đứa trẻ.

Cuốn sách này không phải là một lý thuyết của học viện giáo dục, cũng không phải là một bài tiểu luận “Phải dạy con như thế này”.

Những câu chuyện trong cuốn sách này là những trải nghiệm thực tế với con cái chúng tôi và cả những đứa trẻ chúng tôi đã và đang dạy dỗ.

Bối cảnh của cuốn sách này dựa trên câu chuyện về những đứa trẻ thụ động đã biết thay đổi để trở thành một đứa trẻ tự học, tự giác như câu chuyện về một đứa trẻ thích đọc truyện tranh hơn cả ăn cơm, câu chuyện về một đứa trẻ luôn mệt mỏi vì phải tự làm bài tập về nhà mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ, câu chuyện về một đứa trẻ luôn cảm thấy khó khăn khi viết nhật kí nhưng lại giành chiến thắng trong một cuộc thi viết,...

Đây là những câu chuyện thực tế và không thể tự tưởng tượng ra được nếu như chúng ta chưa tự mình dạy dỗ con cái và chưa suy nghĩ sâu sắc về việc giáo dục con cái như những người làm cha làm mẹ.

Tôi đã được chứng kiến một đứa trẻ nghiện game bỗng trở thành một tài năng khoa học, một đứa trẻ không thể ngồi vào bàn học quá 10 phút lại trở thành một học sinh xuất sắc, một đứa trẻ chỉ đạt 16 điểm toán năm lớp Bốn lại có thể nhận được thành tích xuất sắc trong tất cả các môn học cho đến khi học xong lớp Sáu.

Hơn tất cả, khi được quan sát quá trình một đứa trẻ thụ động trong mọi việc trở thành một đứa trẻ tràn đầy tự tin, tôi càng chắc chắn về phương pháp giáo dục chúng tôi thực hiện.

Có một sự thật rằng trẻ em đều là sở hữu những tiềm năng to lớn và việc học của con cái cuối cùng phụ thuộc vào cha mẹ.

Sở dĩ như vậy bởi trong tất cả những quá trình này, các bậc phụ huynh chắc hẳn đã có sự thay đổi về ý thức và cách thực hiện.

Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên mù quáng bắt chước theo người khác để giáo dục trẻ mà trước hết, hãy xem lực học của con ở mức độ nào, thái độ học tập ra sao, tâm lí của con ổn định như thế nào.

Và các bậc phụ huynh cần chú ý xem trẻ có hứng thú với việc học hay không. Nếu trẻ không cảm thấy việc học thú vị, các bậc phụ huynh cần kiểm tra xem phương pháp có vấn đề gì không. Sau đó, cần tìm nhiều cách khác nhau để làm cho việc học trở nên thú vị và cần tạo ra một môi trường để trẻ có thể học tập tập trung.

Trong học tập, đôi khi cũng có những lúc như vậy.

Tôi nhận thấy nhiều đứa trẻ có thể đạt thành tích tốt nếu chúng bắt đầu vào đúng thời điểm, đặc biệt là nếu chúng không bỏ lỡ giai đoạn năm lớp Bốn. Và tôi cũng đã gặp nhiều những đứa trẻ đang cảm thấy khó khăn khi bỏ lỡ thời cơ năm lớp Bốn. Vì vậy, nếu trẻ đang học lớp Bốn, các bậc phụ huynh nên nghiêm túc hình thành năng lực của trẻ ngay từ bây giờ. Nếu trẻ đang học lớp Năm, lớp Sáu, trước tiên, phụ huynh phải chẩn đoán chính xác tình hình của trẻ và tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp.

Các bậc phụ huynh phải quyết định xem nên làm theo phương pháp hiện tại hay phải thay đổi toàn diện để tích lũy những kiến thức cơ bản cho việc học. Ngay cả khi trẻ học ở những lớp dưới, phụ huynh cũng cần phải chuẩn bị từng thứ một, không phải tự do thoải mái vì cho rằng vẫn còn thời gian.

Vào tháng 7 năm 2004, khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên, chúng tôi đã có dịp gặp rất nhiều các vị phụ huynh. Và cũng nhờ những cuộc gặp gỡ ấy, chúng tôi đã nhiều lần xác nhận rằng vấn đề giáo dục con cái phụ thuộc vào cách cha mẹ làm.

Và tôi đã được nghe rất nhiều những ví dụ về cách cuốn sách, "Thành tích cuộc đời được quyết định từ năm lớp Bốn" đã giúp đỡ rất nhiều người trong việc giáo dục con cái.

Do đó, cuốn sách tái bản sau 15 năm đã được sửa đổi để phù hợp với chương trình học hiện tại.

Mỗi người đều mơ ước rất nhiều trong thời thơ ấu.

Ngay cả khi còn trẻ, nếu tìm thấy giá trị trong nhiều ước mơ, nó sẽ trở thành tầm nhìn, và nếu bạn có kiến thức, nó sẽ trở thành mục tiêu.

Nhưng khi nhiều đứa trẻ lớn lên, chúng thấy rất nhiều ước mơ của mình lần lượt biến mất. Thật không may, khi những giấc mơ biến mất, việc theo đuổi các giá trị và sự khao khát kiến thức cũng dần trở nên phai nhạt.

Tuy nhiên, thông qua cuốn sách này, tôi hy vọng rằng các bậc phụ huynh và con cái của mình có thể mơ một giấc mơ mới, lấy tầm nhìn làm niềm vui, lấy "mục tiêu" làm điều tốt và cuối cùng là biến ước mơ thành hiện thực.

Tháng 6 năm 2019

Kim Gang-il, Kim Myung-ok

Thông tin bìa gấp 1

“Cũng như cha mẹ làm việc trong xã hội, con cái cũng cần được dạy cách sống trong khi học tập. Phụ huynh cần cho trẻ biết lý do tại sao chúng cần phải học, tạo cho trẻ thói quen học tập và tạo môi trường để trẻ có thể học tập tốt. Cũng như phải cày cấy thì mới có ngày gặt, bây giờ là lúc phụ huynh cần cố gắng để vun đắp trái tim trẻ thơ và biến nó thành một cánh đồng tươi tốt. Và bây giờ chính là lúc gieo những hạt giống đầy hi vọng của tương lai.”

Bìa 4:

“Cuốn sách này không phải là một lý thuyết của học viện giáo dục, cũng không phải là một bài tiểu luận “Phải dạy con như thế này”. Những câu chuyện trong cuốn sách này là những trải nghiệm thực tế với con cái chúng tôi và cả những đứa trẻ chúng tôi đã và đang dạy dỗ.

Bối cảnh của cuốn sách dựa trên câu chuyện về những đứa trẻ thụ động đã biết thay đổi để trở thành một đứa trẻ tự học, tự giác như câu chuyện về một đứa trẻ thích đọc truyện tranh hơn cả ăn cơm, câu chuyện về một đứa trẻ luôn mệt mỏi vì phải tự làm bài tập về nhà mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ, câu chuyện về một đứa trẻ luôn cảm thấy khó khăn khi viết nhật kí nhưng lại giành chiến thắng trong một cuộc thi viết...

Đây là những câu chuyện thực tế và không thể tự tưởng tượng ra được nếu như chúng ta chưa tự mình dạy dỗ con cái và chưa suy nghĩ sâu sắc về việc giáo dục con cái như những người làm cha làm mẹ.”

Kim Gang-il, Kim Myung-ok

Mã hàngttcddqd
Tên Nhà Cung CấpPhụ Nữ
Tác giảKim Gang Il, Kim Myung Ok
Người DịchTrần Hải Dương
NXBPhụ Nữ Việt Nam
Năm XB2023
Trọng lượng (gr)350
Kích Thước Bao Bì20.5 x 13.5 cm
Số trang320
Hình thứcBìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhấtTop 100 sản phẩm Kỹ năng sống bán chạy của tháng
Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...

Cuốn sách không đơn thuần hướng dẫn phương pháp học các kỹ năng mà cuốn sách còn đưa ra những quan điểm, tiền đề, nền tảng giáo dục giúp con cái bạn phát triển bản thân trở thành những học sinh ưu tú, có kiến thức vững chắc để học tốt các cấp học đồng thời trở thành những người có thành tựu trong tương lai. Muốn cây cối phát triển tốt, đất đai phải màu mỡ, cũng như vậy, muốn trẻ em phát triển, có nền tảng học tập thì vai trò bố mẹ vô cùng quan trọng. Cũng như người nông dân coi trọng thời điểm gieo hạt, trẻ em cũng có những thời điểm thích hợp để giáo dục và lớp 4 chính là thời điểm đó. Lớp 4 chính là lứa tuổi phù hợp để tiếp nhận những kiến thức quan trọng của giáo dục tiểu học để kế thừa và phát triển ở những cấp học cao hơn. Vì vậy lớp 4 chính là năm bản lề, cần củng cố kiến thức, xây dựng những thói quen học tập tốt để tạo thành tích lâu dài. Cuốn sách hướng dẫn kỹ năng viết nhật ký, hướng dẫn cách đọc, làm bài tập về nhà, tìm kiếm tài liệu, cách ghi chú, và phương pháp học các môn học chính khác như ngữ văn, toán, xã hội, khoa học, tiếng Anh, v.v.

MỤC LỤC

Chương I: Lớp 4 quyết định thành tích cả đời

1- Lớp 4, thời kì quan trọng nhất

Lớp 4, bắt đầu những lo lắng

Những đứa trẻ xuất sắc khi bắt đầu lên lớp Bốn

Những đứa trẻ bỏ lỡ năm lớp 4

Con đường đại học được quyết định khi học lớp Bốn

Tại sao lại là năm lớp 4?

Nhưng trẻ không biết tầm quan trọng của giai đoạn này

Con bạn liệu có ổn không?

2- Những đứa trẻ có tiềm năng chắc chắn sẽ học tốt

Không phải cứ làm tốt là được

Tiềm lực quan trọng hơn cả kĩ năng học tập

Làm thế nào để hình thành tiềm lực học tập?

Ba yếu tố của tiềm lực học tập: sự kiên trì, sức tập trung, niềm đam mê

Tiềm năng học tập được cha mẹ tạo ra

Chương II: Phương pháp hướng dẫn học tập sáng tạo để trẻ trở thành một học sinh xuất sắc

1- Mẹ là người quản lý

Những đứa trẻ cũng cần một người quản lí

Người mẹ kiêm diễn viên

Một ngày hãy dành ít nhất 30 phút bên cạnh trẻ 

Hãy lựa chọn mục tiêu và thực hiện nó 

Rèn luyện thói quen tự tìm kiếm tài liệu của trẻ 

Nuôi dưỡng sức bền bỉ lâu dài 

2- Bước chân đầu tiên: cuốn sổ nhật ký

Sự hồi hộp của mẹ 

Suy nghĩ thật kĩ để viết lại một sự việc

Tại sao cần viết nhật kí?

Tìm chủ đề/ý tưởng/chất liệu trong suy nghĩ của trẻ

Viết nhật kí dưới nhiều hình thức

3- Làm thế nào để trẻ trở thành một người thích đọc sách?

Hứng thú với việc đọc sách

Đọc và liên tưởng 

Đọc sách cho trẻ

Cùng trẻ đọc sách

Trẻ tự mình đọc sách

Những điều cần chú ý khi hướng dẫn trẻ đọc sách

4- Viết biên bản đọc sách - điểm xuất phát đầu tiên của một học sinh giỏi

Biên bản đọc sách được tạo nên từ thói quen đọc sách

Bước 1: Viết tên cuốn sách

Bước 2: Tạo danh sách những quyển sách đã đọc và viết cảm nhận chung

Bước 3: Tóm tắt nội dung những phần thú vị

Bước 4: Tóm tắt toàn bộ nội dung cuốn sách

Bước 5: Tìm chủ đề cho đoạn văn

Bước 6: Đánh giá, bình luận

Bước 7: Viết dưới nhiều hình thức khác nhau

Những điều cần chú ý khi hướng dẫn trẻ viết biên bản đọc sách

5- Làm bài tập và tìm kiếm tài liệu - kim chỉ nam của việc tự học

Đặt bài tập lên vị trí ưu tiên số một

Cha mẹ chỉ có vai trò định hướng, bài tập trẻ phải tự hoàn thành

Làm bài tập và tìm kiếm tài liệu - sức mạnh nuôi dưỡng khả năng tự học ở trẻ

Tìm kiếm tài liệu ở đâu?

6- Ghi chép kiến thức - tích lũy báu vật

Kĩ năng ghi chép

Sắp xếp ghi chú các câu trả lời sai

Sắp xếp và lưu giữ vở luyện tập

Tạo sổ từ vựng cá nhân

7- Ngữ văn là hồ chứa khả năng tư duy

Nghe

Nói

Đọc

Phải làm gì để có năng lực đọc hiểu?

Học từ vựng - bước đầu của năng lực đọc hiểu

Tìm nội dung trong tâm - bước thứ hai của năng lực đọc hiểu

Sắp xếp và học theo từng loại văn bản

Viết

Học Ngữ văn bằng phương pháp hỏi đáp cùng bạn bè

8- Toán học là nền tảng của tất cả các môn học khác

Vì sao môn Toán quan trọng?

Toán là môn học mắt xích

Hãy nhanh chóng gắn lại các mắt xích bị đứt gãy

Hiểu khái niệm và các công thức trước khi giải bài tập

Trau dồi kĩ năng từ việc giải các bài tập đa dạng

Học trước, làm như thế nào?

Nếu không có nền tảng toán học cơ bản ở những lớp học cao hơn

9- Học các môn học Xã hội qua ghi chú hành trình

Xã hội là môn học hình xoắn ốc

Tại sao điểm số môn xã hội không cao?

Học môn Xã hội bằng trải nghiệm thực tế

Du lịch học tập theo chủ đề

Phương pháp học môn Xã hội dễ dàng và thú vị

10-  Khoa học chắp cánh tư duy

Khoa học là môn học tìm hiểu chuyên sâu trong từng lĩnh vực

Quan sát và cảm nhận - đường tắt để tìm hiểu môn khoa học

Câu chuyện về tài liệu khoa học

Chinh phục từng giai đoạn học tập các môn khoa học

11-  Tiếng Anh không phải học tập mà là luyện tập

Xã hội vạn năng của tiếng Anh

Những điều cần suy nghĩ về môi trường giáo dục tiếng Anh

Hãy bắt đầu từ sự hứng thú

Năng lực tiếng Anh cũng được nâng cao từ thói quen đọc sách

Luyện tập kĩ năng nghe và nói từ truyện tranh thiếu nhi

Luyện tập kĩ năng nghe và nói từ sách giáo khoa rèn kĩ năng đọc

Ngữ pháp trong tiếng Anh

Chương III: Nuôi dưỡng tiềm lực học tập của trẻ

1- Nuôi dưỡng ước mơ

Ước mơ là chất dinh dưỡng để trẻ phát triển 

Bắt đầu từ những việc trẻ yêu thích

Thế giới việc làm đa dạng

Đừng so sánh trẻ với những đứa trẻ khác. Hãy so sánh trẻ với chính bản thân chúng

Khen ngợi tạo nên sự tự tin và cảm giác thành tựu

2- Tạo thói quen tự học

Điểm đặc biệt của những đứa trẻ học giỏi

Những đứa trẻ có thói quen học tập

Xây dựng và thực hiện thời khóa biểu theo tuần

4 nguyên tắc thực hiện kế hoạch trong một tuần

Thói quen tự học bắt nguồn từ sự tự tin

3- Để học giỏi trẻ cũng cần uốn nắn

Tính cần thiết của việc tỉa cành

"Hãy trở thành người tốt" hơn là "Hãy học thật giỏi"

Nguyên tắc bảo toàn năng lượng trong giáo dục con cái

Lời nói đầu

Gửi tới các bậc cha mẹ đang lo lắng cho sự nghiệp học hành của trẻ.

Khi nuôi dạy con cái, đôi khi cha mẹ có thể cảm thấy lúng túng khi phát sinh những tình huống bất ngờ.

Cha mẹ sẽ có chút tức giận khi thấy trẻ mếu máo và nói rằng nó có một bài tập quan trọng phải làm trước khi đến trường 10 phút hoặc việc viết nhật ký bị lùi lại quá 12 giờ đêm.

Đã là cha mẹ, ai cũng muốn nuôi dạy con đúng cách nhưng với đứa con đầu lòng, chúng ta cũng chỉ là lần đầu làm cha mẹ nên các bậc phụ huynh thường không biết phải làm thế nào.

Rất lâu sau, tôi nghĩ “A, có một phương pháp như thế này và chỉ cần tôi chú ý hơn một chút, con tôi sẽ cảm thấy vui vẻ hơn và học tập dễ dàng hơn...”

Vì vậy, tôi viết cuốn sách này để chia sẻ kinh nghiệm dạy con trong hơn hai mươi năm của mình và chia sẻ những suy nghĩ của tôi về phương pháp giáo dục thực tế với tư cách là một phụ huynh của hai đứa trẻ.

Cuốn sách này không phải là một lý thuyết của học viện giáo dục, cũng không phải là một bài tiểu luận “Phải dạy con như thế này”.

Những câu chuyện trong cuốn sách này là những trải nghiệm thực tế với con cái chúng tôi và cả những đứa trẻ chúng tôi đã và đang dạy dỗ.

Bối cảnh của cuốn sách này dựa trên câu chuyện về những đứa trẻ thụ động đã biết thay đổi để trở thành một đứa trẻ tự học, tự giác như câu chuyện về một đứa trẻ thích đọc truyện tranh hơn cả ăn cơm, câu chuyện về một đứa trẻ luôn mệt mỏi vì phải tự làm bài tập về nhà mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ, câu chuyện về một đứa trẻ luôn cảm thấy khó khăn khi viết nhật kí nhưng lại giành chiến thắng trong một cuộc thi viết,...

Đây là những câu chuyện thực tế và không thể tự tưởng tượng ra được nếu như chúng ta chưa tự mình dạy dỗ con cái và chưa suy nghĩ sâu sắc về việc giáo dục con cái như những người làm cha làm mẹ.

Tôi đã được chứng kiến một đứa trẻ nghiện game bỗng trở thành một tài năng khoa học, một đứa trẻ không thể ngồi vào bàn học quá 10 phút lại trở thành một học sinh xuất sắc, một đứa trẻ chỉ đạt 16 điểm toán năm lớp Bốn lại có thể nhận được thành tích xuất sắc trong tất cả các môn học cho đến khi học xong lớp Sáu.

Hơn tất cả, khi được quan sát quá trình một đứa trẻ thụ động trong mọi việc trở thành một đứa trẻ tràn đầy tự tin, tôi càng chắc chắn về phương pháp giáo dục chúng tôi thực hiện.

Có một sự thật rằng trẻ em đều là sở hữu những tiềm năng to lớn và việc học của con cái cuối cùng phụ thuộc vào cha mẹ.

Sở dĩ như vậy bởi trong tất cả những quá trình này, các bậc phụ huynh chắc hẳn đã có sự thay đổi về ý thức và cách thực hiện.

Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên mù quáng bắt chước theo người khác để giáo dục trẻ mà trước hết, hãy xem lực học của con ở mức độ nào, thái độ học tập ra sao, tâm lí của con ổn định như thế nào.

Và các bậc phụ huynh cần chú ý xem trẻ có hứng thú với việc học hay không. Nếu trẻ không cảm thấy việc học thú vị, các bậc phụ huynh cần kiểm tra xem phương pháp có vấn đề gì không. Sau đó, cần tìm nhiều cách khác nhau để làm cho việc học trở nên thú vị và cần tạo ra một môi trường để trẻ có thể học tập tập trung.

Trong học tập, đôi khi cũng có những lúc như vậy.

Tôi nhận thấy nhiều đứa trẻ có thể đạt thành tích tốt nếu chúng bắt đầu vào đúng thời điểm, đặc biệt là nếu chúng không bỏ lỡ giai đoạn năm lớp Bốn. Và tôi cũng đã gặp nhiều những đứa trẻ đang cảm thấy khó khăn khi bỏ lỡ thời cơ năm lớp Bốn. Vì vậy, nếu trẻ đang học lớp Bốn, các bậc phụ huynh nên nghiêm túc hình thành năng lực của trẻ ngay từ bây giờ. Nếu trẻ đang học lớp Năm, lớp Sáu, trước tiên, phụ huynh phải chẩn đoán chính xác tình hình của trẻ và tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp.

Các bậc phụ huynh phải quyết định xem nên làm theo phương pháp hiện tại hay phải thay đổi toàn diện để tích lũy những kiến thức cơ bản cho việc học. Ngay cả khi trẻ học ở những lớp dưới, phụ huynh cũng cần phải chuẩn bị từng thứ một, không phải tự do thoải mái vì cho rằng vẫn còn thời gian.

Vào tháng 7 năm 2004, khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên, chúng tôi đã có dịp gặp rất nhiều các vị phụ huynh. Và cũng nhờ những cuộc gặp gỡ ấy, chúng tôi đã nhiều lần xác nhận rằng vấn đề giáo dục con cái phụ thuộc vào cách cha mẹ làm.

Và tôi đã được nghe rất nhiều những ví dụ về cách cuốn sách, "Thành tích cuộc đời được quyết định từ năm lớp Bốn" đã giúp đỡ rất nhiều người trong việc giáo dục con cái.

Do đó, cuốn sách tái bản sau 15 năm đã được sửa đổi để phù hợp với chương trình học hiện tại.

Mỗi người đều mơ ước rất nhiều trong thời thơ ấu.

Ngay cả khi còn trẻ, nếu tìm thấy giá trị trong nhiều ước mơ, nó sẽ trở thành tầm nhìn, và nếu bạn có kiến thức, nó sẽ trở thành mục tiêu.

Nhưng khi nhiều đứa trẻ lớn lên, chúng thấy rất nhiều ước mơ của mình lần lượt biến mất. Thật không may, khi những giấc mơ biến mất, việc theo đuổi các giá trị và sự khao khát kiến thức cũng dần trở nên phai nhạt.

Tuy nhiên, thông qua cuốn sách này, tôi hy vọng rằng các bậc phụ huynh và con cái của mình có thể mơ một giấc mơ mới, lấy tầm nhìn làm niềm vui, lấy "mục tiêu" làm điều tốt và cuối cùng là biến ước mơ thành hiện thực.

Tháng 6 năm 2019

Kim Gang-il, Kim Myung-ok

Thông tin bìa gấp 1

“Cũng như cha mẹ làm việc trong xã hội, con cái cũng cần được dạy cách sống trong khi học tập. Phụ huynh cần cho trẻ biết lý do tại sao chúng cần phải học, tạo cho trẻ thói quen học tập và tạo môi trường để trẻ có thể học tập tốt. Cũng như phải cày cấy thì mới có ngày gặt, bây giờ là lúc phụ huynh cần cố gắng để vun đắp trái tim trẻ thơ và biến nó thành một cánh đồng tươi tốt. Và bây giờ chính là lúc gieo những hạt giống đầy hi vọng của tương lai.”

Bìa 4:

“Cuốn sách này không phải là một lý thuyết của học viện giáo dục, cũng không phải là một bài tiểu luận “Phải dạy con như thế này”. Những câu chuyện trong cuốn sách này là những trải nghiệm thực tế với con cái chúng tôi và cả những đứa trẻ chúng tôi đã và đang dạy dỗ.

Bối cảnh của cuốn sách dựa trên câu chuyện về những đứa trẻ thụ động đã biết thay đổi để trở thành một đứa trẻ tự học, tự giác như câu chuyện về một đứa trẻ thích đọc truyện tranh hơn cả ăn cơm, câu chuyện về một đứa trẻ luôn mệt mỏi vì phải tự làm bài tập về nhà mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ, câu chuyện về một đứa trẻ luôn cảm thấy khó khăn khi viết nhật kí nhưng lại giành chiến thắng trong một cuộc thi viết...

Đây là những câu chuyện thực tế và không thể tự tưởng tượng ra được nếu như chúng ta chưa tự mình dạy dỗ con cái và chưa suy nghĩ sâu sắc về việc giáo dục con cái như những người làm cha làm mẹ.”

Kim Gang-il, Kim Myung-ok

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.