nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Tu Viện Huệ Quang
Phát hành
Trọng lượng500gr
Loại Sản PhẩmBìa mềm
Kích Thước17 x 24 cm
Số Trang248
Nhà Xuất BảnPhủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
An Nhiên Như Những Áng Mây
An Nhiên Như Những Áng Mây
(-25%) 126,000đ 168,000đ
Hoa Nở Trong Đêm
Hoa Nở Trong Đêm
(-22%) 108,420đ 139,000đ
Đức Phật Và Thời Gian
Đức Phật Và Thời Gian
(-30%) 97,300đ 139,000đ
Hương bay ngược gió
Hương bay ngược gió
(-25%) 189,000đ 252,000đ

Tam tổ hành trạng

Giá bìa
200,000đ
Giá bán
190,000đ
Tiết kiệm:
10,000đ(5%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

TAM TỔ HÀNH TRẠNG

 

THEO sự nhận xét thô cận của dịch giả, những loại sách nói về Thích giáo do chính người Việt soạn ra, có lẽ phải kể bộ kinh KHÓA HƯ LỤC do vua Thái Tông nhà Trần soạn thảo vào đầu thế kỷ 13 là cuốn tiên phong trước nhất. Trong pho Kinh này, theo bài tựa của Thận Hiên Nguyễn Tiên Sinh (pháp danh Đại Phương, nguyên là Ninh Thái Tổng Đốc) viết trên bản in năm Canh Tý đời Minh Mạng (1901), trong đó nói “Vua Trần (tức vua Thái Tông), tuy thân ở nơi vạn thặng, mà lòng mộ đạo tam tôn, bỏ cổn miện mặc áo nông phu, xa ngọc ngà ngồi nơi chiếu cỏ…, tự thân khắc chỗ tu trì, lại soạn ra một tập Sám Hối Kệ Văn để lưu truyền cho người hậu học” thì đủ thấy cái chân giá trị của cuốn sách Thiền học do người Việt soạn ra là như thế nào vậy.

Thứ nữa tới bộ TAM TỔ HÀNH TRẠNG mà dịch giả phiên dịch để cống hiến độc giả sau đây, có lẽ một tập sách thứ 2 trong ngành Thiền học do chính tay người Việt soạn ra. Nội dung pho sách chia làm hai phần khác nhau:

Phần thứ Nhất: Lược thuật về hành trạng tu trì của ba vị Tổ trong Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái do chính người Việt sáng lập vào đầu thế kỷ thứ 13: Vị Tổ thứ Nhất là Điều Ngự Giác Hoàng, tức là đức vua Nhân Tông nhà Trần; vị Tổ thứ hai là Pháp Loa Tông giả Đồng Kiên Cương và vị thứ ba là Huyền Quang Tôn giả Lý Đạo Tái.

Ba vị này đều là những bậc Thiền sư đã chứng đắc diệu pháp tối cao của Phật, có thể làm ngọn đèn soi sáng cho những người tu hành đạo pháp sau này để cùng được thoát ly khổ hải.

Phần thứ Hai: Ghi chép giáo lý cao siêu, căn cứ vào 24 THANH VIÊN GIÁC, do Hải Lượng Đại Thiền Sư đề xướng, có các vị cao tăng như Hải Âu Hòa thượng và Hải Hòa tăng bàn luận thêm vào. Nội dung văn chương và nghị luận, chứa đựng rất nhiều triết lý cao siêu của Phật giáo và cả Nho giáo, khiến hai học thuyết đi sóng với nhau, tạo nên một căn bản vững vàng để cùng xây dựng một nền tảng triết lý nhân sinh thực là tinh minh tường tận.

Ta hãy đọc trong chương Nhất Thanh, trên lời phát đoan có nói “nhà Nho nói “lý vô nhị thị” (lý không có hai chiều phải) tức là NHẤT; nhà Thích nói “Bất nhị pháp môn” ( không có hai pháp môn), cũng tức là NHẤT”. Kế đó lại có đoạn nói “Chương này đem Nho và Thích gặp gỡ một nơi, đó là Đại Thiền Sư hiểu thấu cái nghĩa NHẤT QUÁN mà phát ra những đại nghị luận đại văn chương 24 THANH đây, há phải lấy con mắt tầm thường mà dòm ngó NỔI”.

Đọc qua mấy đoạn trên đây, ta có thể nói pho sách này thật là một bộ TÂM KINH do các bậc Nho Thích uyên thâm của đất Việt tinh hoa đã thảo soạn ra, hầu để dẫn dắt chúng sinh theo đó dần dần giác ngộ, để cùng men vào khuôn cửa quảng đại từ bi, cùng hưởng thụ chân thú cuộc sống ở đời, vĩnh viễn xa lìa ác trọc tham sân mà thoát khỏi A tỳ địa ngục.

Có điều đáng tiếc, tập TAM TỔ HÀNH TRẠNG lại là một bộ sách chưa được khắc thành ấn bản, lại cuối sách tuy có ghi tên những người sao lục, nhưng tịnh không thấy có đề niên hiệu soạn ra, nên không được rõ hẳn là sách đó soạn tự bao giờ. Duy khi đọc tới chương Không Thanh, trong bài bàn của Hải Hòa Tăng có nói “Điều Ngự Giác Hoàng là bậc Tổ thứ nhất trong phái Trúc Lâm, cho tới ngày nay đã trải hơn 500 năm, vậy mà hư không hiển hiện ở nơi dưới góc Cồ đàm…”, ta có thể đoán cuốn sách này viết vào sau 500 năm khi các vị Tổ đã hóa tịch rồi, tức là vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18 này, mà chính là quãng cuối triều nhà Lê sang triều nhà Nguyễn cũng nên.

Dù sao, sách này, một tập sách viết tay, trong đó tránh sao không có một vài chỗ thiếu sót sai lầm, mà không có tập nào khác để so tìm đoan đích. Hơn nữa, dịch giả lại tài học thô sơ, ít được thấm nhuần Thiền học, tuy có hết công tra khảo sưu tầm, gặp chữ khó chữ lầm cũng hết công tìm hỏi, nhưng thực vẫn ăn năn là chưa thấu đáo hoàn toàn. Vậy rất mong sau đây, hoặc có các bậc tài học cao minh, xét thấy những điều khuyết điểm mà chỉ chính giúp cho thì dịch giả lấy làm hân hoan cảm tạ vô cùng.

Viết tại lều tranh Bình Thới, Sài Thành

Ngày tháng quý hạ Phật lịch 2515 (1971)

Dịch giả cẩn chí

Á nam TRẦN TUẤN KHẢI

 

 

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM