Năm | 2022 |
---|---|
Trọng lượng | 500g |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 24 x 16 cm |
Số Trang | 244 |
Tác Giả | Nhiều tác giả |
Nhà Xuất Bản | Hồng Đức |
Chủ trương: TUỆ SỸ
Thực hiện: Thư quán Hương Tích và nhóm cộng tác
Trong tập này: Tuệ Sỹ, Võ Quang Nhân, Thích Tâm Nhãn, Hạnh Viên, Thích Thanh An, Pháp Hiền, Nguyên Giác, Huỳnh Kim Quang, Hoàng Long, Quốc Bảo, Tiểu Lục Thần Phong.
Mục Lục
- Tuệ Sỹ: KHÁI THUYẾT KINH CHÚNG TẬP VÀ LUẬN TẬP DỊ MÔN
- Võ Quang Nhân: TAM ĐOẠN LUẬN VÀ TỨ PHÂN PHẢN BIỆN TRONG PHẬT GIÁO - HAI PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHỔ BIẾN CỦA TRUNG QUÁN ỨNG THÀNH
- Rev. M. Phil Thich Thanh An: THE PSYCHOTHERAPEUTIC VALUE OF TRẦN NHÂN TÔNG’S POEMS
- Thích Tâm Nhãn: LỊCH SỬ BỘ PHÁI PHÁP TẠNG VÀ SỰ KẾT TẬP LUẬT TỨ PHẦN
- Pháp Hiền cư sỹ: PHẬT NGÔN TỪ TẠNG NGỮ
- Lama A. GOVINDA / Dịch Việt, Hạnh Viên: CƠ SỞ TƯ TƯỞNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG QUA HUYỀN NGHĨA CỦA ĐẠI THẦN CHÚ OṀ MAṆI PADME HŪṀ - OṀ: CON ĐƯỜNG PHỔ QUÁT TÍNH
- Huỳnh Kim Quang: NGÀI LONG THỌ: CUỘC ĐỜI, TÁC PHẨM VÀ TƯ TƯỞNG
- Nguyên Giác: LẮNG NGHE BỜ BÊN KIA
- Tư liệu tham khảo/ Tuệ Sỹ: TRIẾT LÝ VỀ XÁC THỊT TRONG TƯ TƯỞNG MERLEAU-PONTY
- Quốc Bảo: KHẢO CỨU SỰ RÈN LUYỆN PHÁP “TÙY HỶ”
- Phan Tấn Hải: ĐỌC “MÕ TRÂU: DẪN NHẬP VÀO 10 BỨC TRANH CHĂN TRÂU”
- Tiểu Lục Thần Phong: THƠ
- Hoàng Long dịch từ nguyên tác Nhật ngữ: TRUYỆN NGẮN SHIZUKA IJUIN
*
OṀ là thanh âm ban sơ của thực tại phi thời gian; nó rung động trong ta từ quá khứ vô thỉ, và vang dội mãi trong ta nếu chúng ta phát triển được thính giác nội tâm bằng một tâm trí bình lặng. Đó là thứ âm thanh tiên nghiệm của quy luật bản hữu nơi vạn vật, sự hòa điệu nhịp nhàng muôn thuở của hết thảy những gì sống động, một nhịp điệu ở đó quy luật trở thành sự thể hiện của tự do toàn vẹn. Cho nên trong Ṡūraṅgama Sūtra (kinh Thủ-lăng-nghiêm 首楞嚴經) có nói: ‘Ông (A-nan) đã tu học Phật pháp, do nghe và thọ trì những lời Phật dạy. Sao ông không quay ngược nghe trở lại âm thanh của Pháp Tự tính ngay trong Tâm của mình để mà tư duy tu tập?’(5) Cái tiếng OṀ nếu phát ra từ tâm tư và từ miệng một người thành tín (śraddha; Pāli: saddha), nó giống như sự mở rộng vòng tay để ôm lấy vạn vật. Đó không phải là một biểu lộ của sự tự bành trướng, mà đúng hơn là sự tiếp nhận cả vũ trụ, sự hiến dâng và tiếp thu – có thể so sánh như sự hiến dâng và tiếp thu của một bông hoa, khi nó khai nở hết các cánh hoa trước ánh sáng và trước mọi người nào đang chiêm ngưỡng vẻ thanh nhã của nó. Đó là sự cho và cùng lúc cũng là nhận; cái nhận đã thoát ngoài lòng ham muốn và cái cho mà không mong cầu áp đặt. Vì thế, OṀ đã trở thành biểu tượng của quan điểm phổ quát của Phật giáo trong lý tưởng Đại thừa, không biết đến các dị biệt về tông phái, cũng như một vị Bồ-tát với tâm nguyện phổ độ hết thảy chúng sanh không phân biệt, cùng lúc cứu giúp từng người tùy theo tình cảnh, bản chất và cá tính riêng của nó. Một lý tưởng như vậy tự nổi bật khỏi một giáo điều chừng nào nó còn mời gọi và khích lệ sự tự do định đoạt của cá nhân. Nó không cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để chứng minh mà chỉ dựa trên giá trị của nó trong hiện tại trước mắt – không cần các chứng cứ theo lô-gic, mà chỉ cần khả năng truyền cảm và ảnh hưởng sáng tạo của nó trong tương lai. Trích, CƠ SỞ TƯ TƯỞNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG QUA HUYỀN NGHĨA CỦA ĐẠI THẦN CHÚ OṀ MAṆI PADME HŪṀ - OṀ: CON ĐƯỜNG PHỔ QUÁT TÍNH - Lama A. GOVINDA l Dịch Việt: Hạnh Viên - |