Năm | 1970 |
---|---|
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 20 x14 cm |
Số Trang | 104 |
Tác Giả | Hải Thượng Lãn Ông |
Nhà Xuất Bản | Phụ Nữ Việt Nam |
Nữ công thắng lãm
Sách chép "tự thân nuôi tằm", truyện nói về cây dâu. Việc "khung cửi bỏ không", sử sách bàn mãi. (Sách nhà Tấn có chép ngày xưa hoàng hậu Hán Nghi tự thân coi việc nuôi tằm cùng với phu nhân của sáu hầu tước. Sách chuyện cũng nói đến lợi ích của cây dâu đối với người ta. Kinh Thi lại có câu "khung cửi bỏ không" là nói dân một nước trễ biếng công nghiệp, sử sách đều chê). Đó là khuyên người ta nên siêng năng dệt vải để có đủ may mặc cần cho đời sống thường ngày của nhân dân. Việc nữ công đại khái là thế. Song, khéo léo trăm nghề, biết chế ra mọi vật để dùng, thế mới gọi là "công". Không cứ gì dâu con nhà nghèo, các bà nhàn rỗi, mà cho đến cả vợ, hầu nhà quan, công nương, quận chúa, ai là không muốn nghe để học tập mà làm.
Trong đời sống người ta, nếu chỉ chuộng miếng ăn ngon để thỏa mãn thị hiếu của tai, mắt, miệng, bụng, thì không khỏi thiên lệch. Vậy chẳng nhẽ món ăn lạ lùng , đồ nấu quý báu chỉ cốt để dâng cho một người hưởng mà thôi ư! Còn như những thực phẩm thơm tho cúng tế nơi miếu đường, làm cỗ bàn thết đãi các khách quý, tất phải cần được điều hòa chế biến cho ngon miệng người ta, cho phong vị bữa tiệc có những món ăn ngon lành đặc biệt. Vậy cứ gì phải bắt chước nơi thôn dã chỉ dùng bát canh rau cần thơm mà thôi!
Còn như cách ruộm màu quần áo cho có vẻ đẹp, cách nấu nướng thế nào cho ngon lành, giản tiện, đều có công dụng của nó, và thế nào cũng có ích lợi đấy, không nên coi những việc này là tầm thường mà không chú ý tới.
Trích Tiểu dẫn của Hải Thượng Lãn Ông