Barcode | 8935235233959 |
---|---|
Năm | 2022 |
Trọng lượng | 540gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 24 x 15.5 x 1.9 cm |
Số Trang | 378 |
Tác Giả | Oliver Sacks |
Nhà Xuất Bản | Thế Giới |
Những Kẻ Cuồng Nhạc Musicophilia - Câu Chuyện Về Âm Nhạc Và Não Bộ
Musicophilia là một chứng bệnh “lạ”, những người mắc nó trở nên say mê âm nhạc tột độ. Họ sống, thở trong bầu không khí âm nhạc, như thể bị âm nhạc chiếm hữu linh hồn, như thể trong tâm hồn họ đầy nhạc tính, chỉ chực chờ để “bật lên”.
Từ các ca có triệu chứng trên, đột khởi hay vốn có, nhưng điểm chung ở họ là đều mắc những căn bệnh bẩm sinh liên quan đến thần kinh hoặc từng trải qua những tai nạn ảnh hưởng đến não bộ - Oliver Sacks đưa chúng ta bước vào thế giới của mối liên hệ giữa âm nhạc và não bộ: vùng não nào đóng vai trò trong việc chi phối sự cuồng mê nhạc; những căn bệnh, tai nạn ảnh hưởng đến vùng não này lại khiến vùng não kia đột ngột trở nên thích thú âm nhạc ra sao.
Song song với những lý giải khoa học, tác giả không quên kể cho chúng ta nghe những câu chuyện đầy nhân văn về sự đổi thay trong cuộc đời của những người vốn không tha thiết gì âm nhạc bỗng đột ngột đắm chìm vào thế giới trầm bổng đó, và về sự cứu rỗi mà âm nhạc đã mang đến cho những người vốn say mê nó từ thuở họ còn khỏe mạnh, minh mẫn.
Có lẽ, với những người mắc chứng Musicophilia, âm nhạc như một thuật nhớ “đi tìm thời gian đã mất”, khơi gợi những tình cảm và liên tưởng đã bị quên lãng từ lâu, cho người bệnh phương tiện tiếp cận các tâm trạng và ký ức, những suy nghĩ và thế giới dường như đã mất hoàn toàn.
TÁC GIẢ:
Oliver Sacks (1933-2015) là nhà thần kinh học, nhà tự nhiên học và cây bút nổi tiếng người Anh. Các tác phẩm của ông giàu tính khoa học và nhân văn về những ca bệnh bị mắc chứng rối loạn thần kinh. Ông đã đưa vào trang viết những kiến thức y học sâu sắc, những trải nghiệm của chính bản thân, và những thấu hiểu tận tâm về từng bệnh trạng. Có lẽ chính vì vậy, tờ The New York Times đã vinh danh ông là “một trong những cây bút về lâm sàng vĩ đại của thế kỷ 20”, là “nhà thơ của y học hiện đại”.