Năm | 2012 |
---|---|
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 14 x 20 cm |
Số Trang | 47 |
Tác Giả | Thích Nhật Từ |
Nhà Xuất Bản | Hồng Đức |
Nghi Thức Phật Đản
Mặc dù gọi lànghi thức Phật đản, nghi thức này có thể sử dụng cho các khóa lễ tưởng niệm đức Phật thành đạo, chuyển pháp luân và niết-bàn. Theo Nam tông, đức Phật sinh vào ngày rằm tháng 4. Ngày này được gọi là ngày tam hợp, vì theo văn hệ Pali, đức Phật đản sinh, thành đạo và vô dư niết-bàn cùng ngày rắm tháng Vesak, tương đương rằm tháng 4 AL. Theo Bắc tông , đức Phật đản sinh vào ngày mùng 8 tháng 4, thành đạo ngày mùng 8 tháng 12 và nhập niết-bàn ngày 15 tháng 2.
Nghi thức gồm có ba phần. Phần nghi thức dẫn nhập mang tính hành trì tôn giáo, thể hiện lòng tôn kính Phật, Pháp và Tăng.
Phần chánh kinh là thi kệ về cuộc đời đức Phật, vốn là bài đầu tiên trong quyển Kinh Tụng Hằng Ngày do chúng tôi biên tập và xuất bản năm 1994, theo sau đó là 48 bài kinh căn bản của hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Thi kệnày do cư sĩ Phan Khắc Nhượng diễn thơ dựa vào tác phẩm Tiểu Sử Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong Phật học phổ thông của HT. Thích Thiện Hoa, có tham khảo tác phẩm lị ch sử Đức Phật Thích-ca của HT. Thích Minh Châu. Nguyên tác thi kệ gồm hơn 900 câu, soạn giả đã tỉnh lược mộ t phần nữa, nhuận thơ và hiệu đính tư tưởng giáo lý và các sự kiện lị ch sử theo truyền thống Đại thừa, có đối chiếu với các tài liệu về cuộc đời đức Phật trong kinh điển Nam tông. Mục đích làm ngắn gọn là để giúp cho người đọc tụng nhanh chóng hiểu được cuộc đời của Phật và những đóng góp của Ngài cho nhân loại.
Thi kệchia làm ba phần chính. Phần thứnhất miêu tả sự đản sinh, dòng họ gia thế của đức Phật, trình bày tài đức siêu quần của Ngài, đời sống vương giả vợ đẹp con xinh không thể kềm chân Ngài trước lý tưởng xuất gia, cầu quả vị giác ngộ giải thoát. Phần thứ hai trình bày ý chí xuất trần của Phật, trải qua sáu năm khổ hạnh rừng sâu, tu tập tất cả các pháp môn nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngài đã chóng chứng ngộ các pháp tu đó nhưng rồi Ngài nhận ra rằng các pháp này chưa đưa đến giải thoát thật sự. Cuối cùng Ngài từ bỏ khổ hạnh, chuyên tâm thiền định, quán lý Duyên Khởi và Trung Đạo mà thành Phật. Phần thứ ba nói về sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Phật trong suốt 49 năm, bao gồm sự hóa độ theo căn cơ thứ lớp, vận dụng nhiều phương tiện, và độ tất cảnhững người hữu duyên với tinh thần bình đẳng. Bài thi kệ kết thúc bằng cách nhắc lại những lời giáo huấn sau cùng của Phật trước khi Ngài Niết-bàn vô dư.
Phần sám nguyện và hồi hướng, ngoài các bài sám nguyện ca ngợi cuộc đời đức Phật là bài kệ tắm Phật và theo sau là xướng lễ cuộc đời của Ngài. Bài kệ tắm Phật thường được sử dụng trong nghi thức Phật đản, thường được kéo dài một tuần lễ tại các chùa Bắc tông Việt Nam.
Để đánh dấu sự kiện trọng đại về sự ra đời của đức Phật, người ta đã lật ngửa lên những gì bị úp xuống, dựng đứng lại những gì bị ngã xuống, đem ánh sáng vào trong bóng tối, tuần lễ Phật đản được diễn ra từngày đản sinh theo Bắc tông và kết thúc vào ngày đản sinh theo Nam tông. Đây là sự tôn vinh chỉ có trong các chùa theo Bắc tông Việt Nam. Phần xướng lễ cuộc đời đức Phật sẽ giúp người đọc ôn lại một cách bao quát các mấu chốt quan trọng trong cuộc đời hoằng hóa của Phật, sau khi đọc qua phần thi kệ.
Mục đích của nghi thức sử thi này là giúp người đọc tụng ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoằng pháp độ sanh của Phật trước khi đi vào các giáo pháp căn bản mà ngài đã dạy trong 48 bài kinh tiếp theo sau trong nghi thức Kinh Tụng Hằng Ngày. Nhờ vậy, người đọc tụng và thọ trì kinh điển có thể phát lòng tôn kính đối với Phật và giáo pháp cao thượng của Ngài.
Bao nhiêu công đức có được từ việc xuất bản nghi thức này xin hồi hướng đến tất cả mọi người và muôn loài.