Barcode | 8935278606550 |
---|---|
Năm | 2021 |
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 23.5 x 15.5 cm |
Số Trang | 312 |
Tác Giả | Annie Duke |
Nhà Xuất Bản | Thế Giới |
LỰA CHỌN ĐÚNG QUAN TRỌNG HƠN NỖ LỰC
6 bước để ra quyết định hoàn hảo
Mỗi ngày bạn đều đưa ra hàng ngàn quyết định, có những quyết định lớn, cũng có những quyết định nhỏ. Một số quyết định định có tác động lớn đến cuộc sống của bạn, chẳng hạn như nên chọn công việc nào. Nhưng cũng có một số quyết định không tạo ra quá nhiều ảnh hưởng, ví dụ như nên ăn gì cho bữa sáng.
Bất kể bạn đang phải đối mặt với loại quyết định nào, bạn vẫn cần phải tạo lập một quy trình ra quyết định. Quy trình này không chỉ cải thiện chất lượng quyết định của bạn mà còn giúp bạn phân loại quyết định theo quy mô lớn – nhỏ.
Vì sao quy trình ra quyết định lại quan trọng đến thế?
Bởi vì trên đời này chỉ có hai thứ quyết định tương lai của bạn: sự may rủi và chất lượng của các quyết định mà bạn đưa ra. Và trong đó, bạn chỉ có thể kiểm soát một thứ. Sự may rủi, theo định nghĩa, là thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Bạn sinh ra ở đâu và khi nào, sếp của bạn đi làm trong tâm trạng ra sao, giáo vụ nào sẽ nhận và xử lý hồ sơ ghi danh của bạn,... Chúng là những thứ mà bạn hoàn toàn không thể tác động. Ngược lại, chất lượng quyết định là điều bạn có thể kiểm soát và cải thiện. Khi đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, khả năng những điều tốt đẹp xảy đến với bạn cũng sẽ tăng lên.
Điều duy nhất xoay chuyển vận mệnh của bạn mà bạn có thể kiểm soát được chính là chất lượng của những quyết định mà bạn đưa ra.
Điều này dẫn đến một nhận định mà chúng ta không thể chối cãi: Cải thiện quy trình ra quyết định là điều quan trọng mà chúng ta cần làm, bởi vì đó là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà bạn có thể kiểm soát.
Nhưng liệu chúng ta có những quyết định chất lượng?
Nếu bạn nhìn nhận lại trong cuộc sống của mình cũng như những quan sát những người xung quanh, bạn sẽ thấy chúng ta rất dở trong việc lý giải những gì diễn ra đằng sau một quyết định có chất lượng, từ việc chúng ta lựa chọn trường đại học, cho đến những chỗ làm đầu tiên sau khi ra trường. Thậm chí khi hỏi các giám đốc điều hành – những người làm công việc ra quyết định, theo đúng nghĩa đen – rằng một quy trình ra quyết định chất lượng là gì, câu trả lời mà chúng ta nhận được thường khá mơ hồ: “Tôi chủ yếu tin vào trực giác của mình”, “Tôi đồng thuận với sự nhất trí của hội đồng”, “Tôi cân nhắc các phương án bằng cách lập danh sách ưu-nhược điểm”. Và đây là lý do bạn đọc cuốn sách này.
Lựa chọn đúng quan trọng hơn nỗ lực sẽ cho bạn một mô hình giúp cải thiện các quyết định của bạn cũng như cung cấp cho bạn một bộ công cụ để thực hiện mô hình đó. Công cụ là thiết bị hay phương tiện dùng để thực hiện một chức năng nhất định. Công cụ này đáp ứng được những tiêu chí:
- Phát huy hiệu quả một cách ổn định Bạn có có thể dạy cho người khác sử dụng.
- Cho phép bạn nhìn lại và đánh giá xem liệu mình đã làm đúng hay chưa.
- Lựa chọn đúng quan trọng hơn nỗ lực - Công cụ đưa ra quyết định tốt hơn.
Bất cứ quyết định nào, về cơ bản, cũng là một sự dự đoán. Mục tiêu của việc đưa ra quyết định là chọn phương án có nhiều khả năng dẫn đến kết quả mong muốn nhất, sau khi đã cân nhắc kỹ về mức độ mạo hiểm mà bạn sẵn lòng đặt cược. Hoặc đôi khi, nếu không có phương án nào tốt cả, mục tiêu của bạn là chọn phương án ít thiệt hại nhất. Hiếm có trường hợp một quyết định sẽ chỉ dẫn đến một kết quả duy nhất. Hầu hết các quyết định đều mở ra nhiều khả năng khác nhau. Vì một lựa chọn có thể dẫn đến rất nhiều khả năng, nên chất lượng của quyết định sẽ phụ thuộc vào việc bạn hình dung chính xác đến đâu về những gì có thể sẽ xảy ra khi đi theo từng phương án.
Có vẻ như một trong những cách tốt nhất để cải thiện các quyết định trong tương lai là rút kinh nghiệm từ thành quả hay hậu quả của những quyết định trong quá khứ. Cuốn sách này sẽ bắt đầu từ đó để giúp bạn cải thiện khả năng học hỏi từ trải nghiệm của mình.
Trong 3 chương đầu, tác giả Annie Duke sẽ liệt kê một số tình huống cho thấy việc cố gắng rút kinh nghiệm từ quá khứ có thể không đem lại kết quả tốt và khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm, dù cho các quyết định trong quá khứ đó là tốt hay xấu đi chăng nữa. Ngoài việc chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn mà bạn cần chú ý khi đưa những bài học trong quá khứ vào quyết định hiện tại, 3 chương này còn giới thiệu một số công cụ để bạn hiểu rõ hơn những gì quá khứ muốn dạy cho bạn.
Bắt đầu từ Chương 4, Annie Duke sẽ nói nhiều hơn về cách đưa ra những quyết định mới. Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn một quy trình ra quyết định chất lượng cùng một bộ công cụ để thực hành quy trình đó. Trong quy trình được đề xuất, chất lượng của quyết định sẽ dựa trên độ chính xác của những phỏng đoán rút ra từ bài học trong quá khứ, đi cùng với đó là rất nhiều cách để bạn cải thiện kiến thức cũng như cơ sở để đưa ra quyết định của mình – hai nhân tố làm nền tảng cho những dự đoán và quyết định về sau. Như bạn có thể hình dung, một bộ công cụ đầy đủ, toàn diện cho phép bạn đưa ra các quyết định chất lượng sẽ đòi hỏi thời gian và nỗ lực hơn nhiều so với việc liếc qua một khối thủy tinh trong suốt. Khoảng thời gian mà bạn đã bỏ ra đó sẽ giúp quyết định về sau của bạn trở nên đúng đắn, chính xác hơn.
Tuy nhiên, không phải quyết định nào cũng đáng để bạn xây dựng cả một mô hình và dùng thật nhiều công cụ. Chương 7 sẽ giới thiệu cho bạn các mô hình tư duy để bạn có thể phân biệt được khi nào cần đến một quy trình phức tạp và khi nào có thể áp dụng quy trình giản lược để tiết kiệm thời gian.
Các chương cuối sẽ nói về những cách hiệu quả để nhận biết các chướng ngại có thể xuất hiện trên hành trình của bạn và những công cụ để khai thác kiến thức và thông tin mà người khác có. Cụ thể, Annie Duke sẽ nhắc đến những vấn đề như làm sao để thu thập phản hồi từ người khác, cách để tránh những cái bẫy của việc ra quyết định theo nhóm, đặc biệt là tư duy tập thể.