Trọng lượng | 500gr |
---|---|
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 17 x 24 cm |
Số Trang | 356 |
Tác Giả | Thích Hằng Trường |
Nhà Xuất Bản | Tôn Giáo |
Như Lai” là một trong mười hiệu của Phật. Trong Kinh Kim Cang có nói:
‘’Như Lai giả,
Vô sở tùng lai,
Diệt vô sở khứ,
Cố danh Như Lai.’’
Nghĩa là :
Bậc Như Lai
Chẳng từ đâu đến,
Cũng chẳng đi về đâu,
Nên gọi là Như Lai.
Còn có một ý nghĩa nữa là :
‘’Thừa Như thật đạo,
Lai thành chánh giác.’’
Như thật tức là chân lý nhất chân pháp giới. ‘’Như‘’ là bổn thể của các pháp. ‘’Lai‘’ là dụng của pháp, từ thể khởi dụng, cho nên gọi là Như Lai. Như là tĩnh, Lai là động mà cảnh giới của Kinh Hoa Nghiêm là động tĩnh như một, tức cũng là động chẳng ngại tĩnh, tĩnh cũng chẳng ngại động; đây là cảnh giới hổ tương vô ngại, tức là Như Lai.
“Hiện tướng” là Phật thị hiện tướng. Phật vốn là vô tướng, vì muốn giáo hóa tất cả chúng sinh, cho nên ở trong vô tướng mà hiện ra ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.
“Phẩm” này thuộc về phẩm thứ hai trong Kinh Hoa Nghiêm, nói rõ đạo lý vì sao Như Lai hiện tướng, cho nên gọi là Phẩm Như Lai Hiện Tướng Thứ Hai.
Như là tĩnh, Lai là động, mà cảnh giới của Kinh Hoa Nghiêm là động tĩnh như một, động tĩnh không hai, tức cũng là động chẳng ngại tĩnh, tĩnh chẳng ngại động, hổ tương vô ngại, tức là ‘’Như Lai.’’
Còn có lối nói khác, ‘’Như‘’ là lý thể, ‘’Lai‘’ là sự tướng. Như là vô sở y (không chỗ nương), Lai là có sở y (có chỗ nương). Ðây cũng là sự chẳng ngại lý, lý chẳng ngại sự, sự lý viên dung.
Hiện tại nói về Như Lai hiện tướng, tức là khi Phật ban đầu thành chánh giác ở dưới cội bồ đề, ở trong đại chúng hải hội tại Bồ đề đạo tràng, hiện ra cảnh giới thân đại oai đức thần thông lực không thể nghĩ bàn, cho nên gọi là Phẩm Như Lai Hiện Tướng.