nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Tu Viện Huệ Quang
Phát hành
Trọng lượng500gr
Loại Sản PhẩmBìa mềm
Kích Thước20 x14 cm
Số Trang648
Tác GiảThích Hằng Trường
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Hương Bay Ngược Gió
Hương Bay Ngược Gió
(-25%) 189,000đ 252,000đ
An Nhiên Như Những Áng Mây
An Nhiên Như Những Áng Mây
(-25%) 126,000đ 168,000đ
Hoa Nở Trong Đêm
Hoa Nở Trong Đêm
(-22%) 108,420đ 139,000đ

Kinh Hoa Nghiêm phẩm Hiền Thủ

Giá bìa
150,000đ
Giá bán
142,500đ
Tiết kiệm:
7,500đ(5%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Hiền tức là thánh hiền. Sao gọi là thánh hiền? Thánh hiền là người mà từng giờ từng phút thường tự soi tâm mình, không khởi vô minh phiền não, cũng chẳng khiến người khác sanh khởi vô minh phiền não; chính là muốn làm cho nghiệp chướng của mình rỗng không, muốn chiếu soi phá trừ nghiệp chướng của chính mình và không làm cho người khác tăng thêm nghiệp chướng. Cho nên nói: Những gì mình không muốn thì chớ trao cho người (Kỷ sở bất dục, vật thí ư nhân)

Việc gì chính mình không muốn thì chớ có đem đến cho người khác; đi, đứng, nằm, ngồi đều phải tự soi lại bản tâm, xem xét lại những việc mình đã làm, giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý cho thanh tịnh, cho nên nói: Thể tánh chí thuận. Thể chính là bản thể của mình, tánh chính là diệu tánh quang minh của mình; chí thuận chính là chí cực tối thuận, là chẳng trái với tất cả Lý, cũng chẳng trái với tất cả Pháp, nhất cử nhất động đều hợp với Phật pháp, hợp với chânlý, tuyệt đối không cản trở người khác tu hành, cũng chẳng gây trở ngại sự tu hành của chính mình. Đây gọi là Hiền nhi hữu đức (hiền mà có đức). Quý vị có hiền thì sẽ có công đức; nếu không hiền thì không có công đức. Quý vị suốt ngày chỉ khiến người khác phiền não bực bội thì chẳng có công đức gì đâu. Quý vị gây trở ngại sự tu hành của người khác, thì người khác cũng sẽ cản trở quý vị tu hành, đây chính là nhân thế nào thì quả thế nấy. Cho nên, nếu có người gâytrở ngại quý vị thì quý vị nên tự soi lại tâm mình rằng: “Ồ! Có lẽ trước kia tôi đã từng làm trở ngại người này, cho nên bây giờ anh ta đến làm thiện tri thức của tôi, trở ngại lại tôi”. Lúc này, quý vị phải dùng tâm nhẫn nhục để xử lý tình huống, chớ dùng tâm cứng cỏi mạnh mẽ, sinh ra sự đối địch qua lại.
Trên thế giới này, vì giữa con người với con người thường đối địch lẫn nhau, cho nên mới có chiến tranh, tai ách, tạo thành ác kiếp, tai kiếp. Người tu đạo chúng ta, bất luận là ai, đều phải tự xem xét mọi cử chỉ hành vi của mình, thường xuyên xem xét chính mình, không nên dòm ngó người khác; đi, đứng, nằm, ngồi đều chẳng rời bản tâm, bất luận đi, đứng, nằm, ngồi đều phải soi rọi lại tự tánh của mình. Đây gọi là Khéo điều phục thân tâm. Người nào hay khéo điều phục thân tâm thì gọi là bậc Hiền.


Sao gọi là Thủ? Thủ ở đây hoàn toàn chẳng phải nói rằng, tôi tranh mạnh, luận thắng, áp đảo người khác để làm đệ nhất. Không phải như thế! Thủ ở đây phải có một đức hạnh thù thắng kiết tường. Đức hạnh thù thắng kiết tường này siêu tuyệt, người khác làm không được, mà ta lại làm; điều mà người khác không thể tu, mà ta lại tu. Đức hạnh thù thắng kiết tường này chính là đức hạnh mà người khác không thể làm, ta lại làm. Không phải xô đẩy, áp đảo người khác để ta hơn, mà phải dùng đức hạnh để chinh phục người, chứ không phải dùng sức mạnh để thu phục người; phải dùng đức hạnh để khiến người khác bội phục, chứ không phải dùng thế lực để áp đảo người khác, khiến họ phục tùng, cho nên mới gọi là Siêu tuyệt. Siêu tuyệt chính là đức hạnh vượt hơn người, người khác không có đức hạnh này mà chỉ quý vị có thì mới gọi là Thủ.

Vị bồ-tát Hiền Thủ này trội hơn các bồ-tát khác, đức hạnh thù thắng kiết tường hơn so với các bồ-tát khác. Kiết tường chính là không có phiền não, không có sân giận, không có vô minh. Phải là không có phiền não, không có sân giận, không có vô minh một cách chân chánh mới được, không phải trong đầu vừa có phiền não, vừa có vô minh, vừa có tâm sân giận, vừa có tâm ganh ghét, nhưng mang một cái mặt giả, mà cố ý ngụy trang lương thiện, thì đây không phải là Thủ, mà chỉ là giả dối. Là giống như cái gì? Giống như ông hổ mang chuỗi hạt, giả dạng người hiền lương, để những con thú khác lầm rằng: Ồ! Ông hổ này mang chuỗi hạt, ắt ông ta đã tin Phật rồi, chắc lần này ông ta không làm hại gì đến chúng ta đâu. Lúc ấy, thỏ con chạy ra, chạy quanh núi rồi chạy đến chỗ ông hổ, muốn làm bạn với ông ta. Nó thầm nghĩ: Ông hổ biết niệm Phật rồi, chắc mình có thể kết bạn với ông ta. Thỏ con cười cười chạy qua trước mặt ông hổ, vì nghĩ rằng có thể đùa giỡn với ông hổ. Nào ngờ! Ông hổ há miệng một cái, lập tức nuốt chửng chú thỏ vào bụng. Thỏ vào đến bụng ông hổ thì khóc lóc nói:Trời! Tôi thật không biết ông đeo chuỗi này là để giả mạo người hiền lương! Cho nên chúng ta chớ nên như vậy, mà phải làm một vị Hiền Thủ chân chánh.

Nói về bồ-tát, bồ-tát là người làm lợi cho người, không phải ích kỷ tự lợi cho mình, việc gì có lợi cho người thì làm ngay, quên cả bản thân, chẳng màng đến lợi ích cho mình. Cho nên, người phát tâm bồ-tát, hành đạo bồ-tát là người làm lợi cho người khác, chẳng tính toán điều gì cho mình, quên cả bản thân, bỏ mình vì người.

Trong phẩm này, bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và bồ-tát Hiền Thủ dùng rất nhiều đạo lý vấn đáp qua lại, văn trong phẩm thứ 12 này có rất nhiều rất nhiều kệ tụng. Đây cũng là một phẩm rất quan trọng trong kinh Hoa Nghiêm.

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM