nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Thanh Duy
Phát hành
Năm2020
Trọng lượng500gr
Loại Sản PhẩmBìa Cứng
Kích Thước17 x 24 cm
Tác GiảThích Thiền Tâm
Nhà Xuất BảnTôn Giáo
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Hương Bay Ngược Gió
Hương Bay Ngược Gió
(-25%) 189,000đ 252,000đ
An Nhiên Như Những Áng Mây
An Nhiên Như Những Áng Mây
(-25%) 126,000đ 168,000đ
Hoa Nở Trong Đêm
Hoa Nở Trong Đêm
(-22%) 108,420đ 139,000đ

KINH ĐẠI THÔNG PHƯƠNG QUẢNG SÁM HỐI DIỆT TỘI TRANG NGHIÊM THÀNH PHẬT

Giá bìa
199,000đ
Giá bán
139,300đ
Tiết kiệm:
59,700đ(30%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Khi ấy đức Thế-Tôn bảo Hư-Không-Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát rằng: “Ông nên thọ-trì Kinh nầy!”
Hư-Không-Tạng Bồ-tát thưa rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Kinh nầy tên gọi là chi và con phải phụng-trì như thế nào?”
Ðức Phật dậy: “Kinh nầy tên là Ðại-Thông-Phương-Quảng, hay phá cảnh-giới ma, hoại quân ngoại-đạo, tiêu trừ phiền-não, giải-thoát năm dục cùng tà-kiến trói buộc, phá ngục tam-giới, đưa các loài hữu-tình ra khỏi biển sanh-tử hướng về nhà Niết-bàn, làm cho cảnh khô héo lâu được thắm nhuần lợi ích. Kinh nầy là chủng-tử của chánh-nhân, là mưa nhân-duyên lớn và mưa pháp lục-độ, làm cho mầm hoa tam-thừa của chúng-sanh được nẩy chồi tươi tốt, thành-tựu cực quả Nhứt-thừa-bồ-đề. Thiện-nam-tử! Nay ông hỏi tên Kinh, Ta nói như thế, hãy nên thọ-trì!”
Khi đó Hư-Không-Tạng Bồ-tát lại thưa rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Con từ đời quá-khứ đã ở nơi vô-lượng chư Phật, vô-lượng hội-xứ, trong vô-lượng chúng, nghe thấy tất cả pháp, tất cả sự, tất cả tướng, tất cả thừa, nhưng chưa từng được nghe pháp hiếm có, sự hiếm có, tướng hiếm có, đại-thừa hiếm có nầy. Nay con xin thọ-trì, khiến cho không đoạn tuyệt.
Bạch đức Thế-Tôn! Chư Phật thường-trụ, Pháp, Tăng bất-diệt. Chúng-sanh trong ba cõi tự sanh tự diệt, không thấy Như-Lai cùng với Pháp, Tăng, bảo rằng diệt-độ. Chúng con ngày nay nhờ oai-thần của Phật, du hành ba cõi, cũng thuận theo thời nghi mà giả nói diệt-độ. Bạch đức Thế-Tôn! Chúng con cùng với tám muôn Huệ-pháp-thân Ðại-sĩ từ kiếp quá-khứ lâu xa, nguyện xin lưu thông Kinh nầy, khiến cho chúng-sanh trong pháp-giới thọ-trì, đọc tụng, tu hành đúng như thuyết, một thời thành Phật, không giám phóng xả. Bạch đức Thế-Tôn! Sau khi Phật diệt-độ, ở trong đời ác, nếu có Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhơn nào thọ-trì đọc tụng, biên chép Kinh nầy, kẻ ấy sẽ được bao nhiêu phước?”
Ðức Phật bảo: “Nầy Thiện-nam-tử! Nếu người nào đem trân-bảo đầy cả đại-thiên thế-giới để bố-thí, không bằng có người được nghe danh-hiệu Kinh nầy, phước sau còn thắng hơn trước. Lại hơn nữa, nếu người nào đem trân-bảo đầy cả mười ngàn thế-giới để bố-thí, không bằng có người nhiếp-trì Kinh nầy, phước sau còn thắng hơn trước. Lại hơn nữa, nếu người nào đem trân-bảo đầy cả mười muôn thế-giới để bố-thí, không bằng có người biên chép Kinh nầy một bài kệ, cho đến một câu, một chữ, phước sau còn thắng hơn trước. Lại hơn nữa, tuy đem trân-bảo đầy khắp vô-lượng thế-giới để bố-thí, không bằng chí tâm đọc tụng một bài kệ của Kinh nầy, phước sau còn thắng hơn trước. Lại hơn nữa, tuy bố-thí cho tất cả chúng-sanh trong khắp mười phương thế-giới, không bằng chí tâm giải nghĩa một câu, hoặc vì người nói nghĩa một bài kệ của Kinh nầy, phước sau còn thắng hơn trước. Tại sao thế? Vì bố-thí tiền của thức ăn là bố thí thuộc về thế-gian, chỉ nuôi sống tánh mạng, không thoát khỏi sanh diệt luân-hồi. Còn bố-thí pháp đại-thừa để nuôi lớn đạo-căn Bồ-đề cho chúng-sanh, có thể nối tiếp huệ-mạng chân-thường của tam-thừa hành-giả.
Thiện-nam-tử! Nếu đọc tụng, thọ-trì Kinh nầy, xưa vốn kẻ ác, nay là người thiện. Trước tuy kẻ khổ, nay là người vui. Xưa vốn kẻ triền-phược, nay là người giải-thoát. Trước vốn kẻ chưa được độ, nay là người được độ. Xưa vốn kẻ vô-trí, nay là bậc luận-sư. Trước vốn kẻ hữu-lậu, nay là người vô-lậu. Xưa vốn kẻ phàm-hạnh, nay là người thánh-hạnh. Trước vốn kẻ mất đạo, nay là người vào thánh-đạo. Thân tuy phàm-phu, đọc tụng thọ-trì Kinh nầy, trí đồng với thánh-huệ. Căn bản tuy phiền-não, đọc tụng thọ-trì Kinh nầy, được đồng chung cảnh Niết-bàn với chư Phật!”
Hư-Không-Tạng Bồ-tát thưa rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Như lời Phật vừa nói: “Vốn kẻ phàm-hạnh, hay là người thánh-hạnh; Căn bản tuy phiền-não, đọc tụng thọ-trì Kinh nầy, được đồng chung cảnh Niết-bàn với chư Phật”. Thế thì kẻ phá giới, tạo Ngũ-nghịch, phỉ-báng chánh-pháp, đọc tụng thọ-trì Kinh nầy, cũng được đoạn trừ phiền-não và cũng sẽ được Niết-bàn ư? Lời trên tuy đã minh-bạch, nhưng cúi xin Thế-Tôn vì con và chúng-sanh giải thích rành rõ thêm!”
Ðức Phật bảo: “Lành thay! Lành thay! Thiện-nam-tử! Ông nay khéo hỏi, Ta sẽ giải thích. Nầy Thiện-nam-tử, tất cả chúng-sanh bởi chẳng được gặp Phật, cho nên tà-kiến, phạm giới, phỉ-báng chánh-pháp. Nếu Phật ở đời thì không phạm-giới và phỉ-báng chánh-pháp. Tại sao thế? Ví như ông trưởng-giả chỉ có một con, nên nặng lòng yêu quí. Khi cha còn ở nhà, ngày đêm dạy bảo việc nầy việc khác, con đều thuận theo. Người con ấy được hiếu-thuận là do nhờ cha dạy bảo, nên không có sự trái phạm. Thời gian sau, cha đi xa không hẹn ngày trở lại, đứa con lãng quên mất lời cha dạy, phạm nhiều tội lỗi. Bởi con không biết lúc nào cha về, nên tưởng là đã chết, bi thương kêu khóc. Có lúc lại tợ hồ ngỗ nghịch, sầu não mất tâm, quên hẳn lời cha dạy khi xưa, dường chẳng hiếu-thuận, thốt lời như phỉ-báng. Một thời gian lâu sau, người cha ở phương xa lại trở về. Ðứa con vui mừng, nhớ lời cha dạy khi trước, giữ gìn không trái phạm. Bởi con được thấy cha, nên tin rằng cha mình chưa chết. Thế thì không thể cho là đứa con mãi phạm tội nghịch. Bởi nay con đã biết giữ lời dạy bảo của cha, thuận theo mà làm, nên không phải là phỉ-báng.
Nầy Thiện-nam-tử! Ông trưởng-giả, tức là Như-Lai. Ðứa con, tức là tất cả chúng-sanh. Dạy bảo, tức là giáo giới Ðại-thừa. Ði xa, tức là phương-tiện Niết-bàn, hiện thân hóa-độ phương khác. Không thấy cha tưởng đã chết, tức là cho Phật đã là vĩnh viễn diệt-độ. Sầu não, bi thương mất tâm, tức là bị vô-minh che tối. Chẳng giữ lời cha dạy, tức là phạm giới. Thốt lời nói cha mất hẳn, tức là phạm tội nghịch. Mê chánh lý nói lời chẳng hiếu thuận, tức là tội phỉ-báng.
Như-Lai cũng thế, khi du-hóa phương khác xong, liền hiện thân, chúng-sanh nhìn thấy liền sanh lòng tin, biết rằng Phật chưa diệt. Phật vì chúng-sanh thuyết pháp khiến hoàn phục bản tâm, nên chẳng thể còn gọi đó là phạm giới. Bởi chẳng biết mới nói diệt, nên chẳng thể cho rằng thật đọa vào tội nghịch. Vì thuận theo lời dạy, thật hành đúng lý được giải-ngộ, nên chẳng thể cho rằng thật có báng-pháp.
Thiện-nam-tử! Người đọc tụng thọ-trì Kinh nầy, có thể tiêu trừ tội nặng và các phiền-não từ vô-lượng kiếp sanh-tử. Nghe tên Kinh nầy, tức là được nghe danh-hiệu Phật. Thấy Kinh nầy, tức là được thấy Phật. Trì Kinh nầy, tức là trì thân Phật. Hành Kinh nầy, tức là làm việc Phật. Thuyết Kinh nầy, tức là nói pháp Phật. Giải Kinh nầy, tức là giải nghĩa Phật. Nếu làm việc Phật, khéo giải nghĩa Phật, người như thế, vĩnh viễn không còn phiền-não. Bởi tại sao? Vì người ấy đã được gặp Kinh, khéo biết dứt trừ phiền-não.
Thiện-nam-tử! Giả sử lấy tám muôn kiếp làm một ngày, và ba mươi ngày làm một tháng, mười hai tháng làm một năm. Căn cứ theo số năm giả lập ấy mà tính kể, trải qua trăm ngàn ức kiếp mới được gặp một đức Phật. Lại trải qua số kiếp đó, mới được gặp một đức Phật nữa. Ðược gặp Kinh nầy còn khó lâu hơn cả số nói trên. Gặp Kinh nầy tức là được gặp chư Phật mười-phương ba-đời. Vì thế người có trí hãy nên thọ-trì đọc tụng, biên chép và giải thuyết. Công-đức ấy hay trừ được trọng tội, tà-kiến, vô-minh, phiền-não, kết-lậu, trụ nơi phước-điền, và hay tiêu được vô-lượng sự cúng-dường của thế-gian”.

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM