Barcode | 893200013320 |
---|---|
Năm | 2022 |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 21 x 21 cm |
Số Trang | 208 |
Tác Giả | Phạm Công Luận |
Nhà Xuất Bản | Thế giới |
Hồn Đô Thị
Hồn Đô Thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn – Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014-2018. Mỗi tập trong bộ sách thường có vài bài tùy bút – xen kẽ các bài khác mang tính sưu khảo – được nhiều độc giả đặc biệt yêu thích.
Với giọng văn trầm tĩnh, giàu cảm xúc và tư liệu đầy đặn, 30 câu chuyện kể như những thước phim ngắn được bật lên, lần lượt đưa người đọc tìm về những hồn cốt Sài Gòn đã từng hiện diện, ẩn tàng trong tính cách của người Sài Gòn và trong những góc khuất của đời sống. Nó có thể biểu hiện qua chuyện cũ về hẻm Tô Châu hay trong hẻm nhỏ gần chợ Thiếc ở Chợ Lớn, qua một chuyến dạo chơi lý thú đi thăm Sài Gòn vào thập niên 1940 của một cụ già tuổi tám mươi nhớ lại, qua chân dung người vợ Triều Châu hiền hậu bao dung của một tay trống nổi tiếng, câu chuyện “ông già áo đen” với tiếng kéo lắt xắt bên món gỏi khô bò khu nước mía Viễn Đông hay qua những tiếng rao đậm đà trong ký ức tuổi nhỏ của nhiều lớp người trên vỉa hè Sài Gòn… Tất cả là sự hòa quyện về lịch sử, văn hóa, tâm lý, lối sống, âm nhạc, kinh doanh… của những giá trị Sài Gòn đã từng tồn tại, nay trở về trong ký ức và niềm thương cảm về thân phận một thành phố mà mỗi người, mỗi thế hệ người dân đã gắn bó bằng những cách khác nhau.
Cuốn sách thực sự là món quà quý để tìm về di sản văn hóa của Sài Gòn và dành để hòa điệu, tri ân những độc giả luôn nặng lòng với thành phố này.
“Với nhiều người Việt, đậm đà trong ký ức tuổi nhỏ êm đềm chính là những tiếng rao, những âm thanh trên đường phố, đặc sắc và đa dạng, kỳ lạ và đầy dấu ấn. Nó lẩn khuất trong ngăn kéo ký ức, hiếm khi nghĩ tới nhưng bỗng nở bung ra, lao xao trong niềm nhớ khi ta động chạm đến.” (Trích Tiếng rao trên đường phố Sài Gòn năm 1943)
Hồn Đô Thị
Hồn Đô Thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn – Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014-2018. Mỗi tập trong bộ sách thường có vài bài tùy bút – xen kẽ các bài khác mang tính sưu khảo – được nhiều độc giả đặc biệt yêu thích.
Với giọng văn trầm tĩnh, giàu cảm xúc và tư liệu đầy đặn, 30 câu chuyện kể như những thước phim ngắn được bật lên, lần lượt đưa người đọc tìm về những hồn cốt Sài Gòn đã từng hiện diện, ẩn tàng trong tính cách của người Sài Gòn và trong những góc khuất của đời sống. Nó có thể biểu hiện qua chuyện cũ về hẻm Tô Châu hay trong hẻm nhỏ gần chợ Thiếc ở Chợ Lớn, qua một chuyến dạo chơi lý thú đi thăm Sài Gòn vào thập niên 1940 của một cụ già tuổi tám mươi nhớ lại, qua chân dung người vợ Triều Châu hiền hậu bao dung của một tay trống nổi tiếng, câu chuyện “ông già áo đen” với tiếng kéo lắt xắt bên món gỏi khô bò khu nước mía Viễn Đông hay qua những tiếng rao đậm đà trong ký ức tuổi nhỏ của nhiều lớp người trên vỉa hè Sài Gòn… Tất cả là sự hòa quyện về lịch sử, văn hóa, tâm lý, lối sống, âm nhạc, kinh doanh… của những giá trị Sài Gòn đã từng tồn tại, nay trở về trong ký ức và niềm thương cảm về thân phận một thành phố mà mỗi người, mỗi thế hệ người dân đã gắn bó bằng những cách khác nhau.
Cuốn sách thực sự là món quà quý để tìm về di sản văn hóa của Sài Gòn và dành để hòa điệu, tri ân những độc giả luôn nặng lòng với thành phố này.
“Với nhiều người Việt, đậm đà trong ký ức tuổi nhỏ êm đềm chính là những tiếng rao, những âm thanh trên đường phố, đặc sắc và đa dạng, kỳ lạ và đầy dấu ấn. Nó lẩn khuất trong ngăn kéo ký ức, hiếm khi nghĩ tới nhưng bỗng nở bung ra, lao xao trong niềm nhớ khi ta động chạm đến.” (Trích Tiếng rao trên đường phố Sài Gòn năm 1943)