nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Tu Viện Huệ Quang
Phát hành
Năm1967
Trọng lượng500gr
Loại Sản PhẩmBìa mềm
Kích Thước20 x14 cm
Số Trang260
Tác GiảHồ Hữu Tường
Nhà Xuất BảnAn Tiêm

Hoa dinh cẩm trận

Giá bìa
100,000đ
Giá bán
95,000đ
Tiết kiệm:
5,000đ(5%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

PHẦN THỨ NHẤT. CHINH TÂM

1

Chiếc taxi ngừng chậm chậm, Cầu Lệ nhìn kỹ, thấy sau một hàng rào thấp, hai bụi bông giấy mà cành lá che bóng mát cho trước nhà, mấy chậu kiểng xơ xác, có hai căn phố dính liền nhau, đúng như bạn mình đã tả. Nàng bước vào. Chung quanh một cái bàn vuông thấp, bốn người mặc sơ mi, quần tây, đi giày, đang nghe một người, gương mặt tuy không đến đổi già, song tóc đã bạc phếu, vóc mập kéo, mặc đồ bà ba, mang dép cao su. Thấy nàng, ông này chào, rồi hỏi:

 

- Cô đến để trị bịnh lỗ mũi, phải chăng?

Nàng đáp:

- Thưa không phải. Xin bác nói dứt câu chuyện với quý vị này. Để cháu bước ra ngoài mà chờ. Chừng nào xong, cháu sẽ vào, mà xin nói chuyện với bác.

Nàng dợm bước ra, thì bốn người khách cùng đứng dậy. Người lớn tuổi hết nói:

- Chúng tôi đã xong rồi. Vậy cô khỏi cần bước ra ngoài.

Chủ bắt tay khách đưa ra cửa nói thêm:

- Sáng thứ bảy, tám giờ sáng, ông Hayashi cứ đến. Nhưng anh nên nói trước với ông rằng vấn đề Việt Nam là một bàn cờ thế giới rất khó. Suốt mấy năm nay, những bộ óc lỗi lạc nhất của Mỹ, của Nga, của Anh, của Pháp, của Tàu, của Nhựt, của Việt, lẫn cả những máy tính điện tử tối tân, đã mệt nhọc mà lo trị vấn đề này. Mà tìm chưa ra phép phá bàn cờ thế. Vậy chớ nên có ảo vọng, mà nhớ chỉ một bài phỏng vấn, lại có thể làm cho công chúng Nhựt thấy rõ biện pháp nào có thể giải quyết vấn đề Việt Nam cho ổn thỏa.

Cầu-Lệ được mời ngồi đối diện với chủ, nàng vào đề:

- Cháu xin tự giới thiệu. Cháu là Đặng-Võ-Cầu-Lệ, con của giáo sư Đặng-văn-Hanh, nay đã qua đời, em gái của Đặng-Võ-Cầu-Minh, lúc trước là học trò của bác. Cháu ở bên Đức vừa về tới, có lãnh của kỹ sư Trần-Văn-Vị, một bức thơ tay, gởi cho bác...

Nói đến đây, nàng mở bóp, lấy một bức thư giao cho Hồ, chờ Hồ đọc xong, rồi tiếp:

- Cháu là người dịch bài"PHỤC HƯNG MỚI" đăng trong HÒA ĐỒNG ra tiếng Đức. Các anh cho quay ronéo và gởi bài ấy cho các tạp chí, các nhóm văn hóa lớn của quê hương của Goethe. Nhờ đó mà đài phát thanh Hambourg có mời chúng cháu trình diễn một buổi văn nghệ Việt. Nhơn đó, cháu lại làm quen với Ulrich, giám đốc văn chương của đài này. Ông Ulrich nói có quen với bác. Ông cũng qua đây, cùng đi một chuyến tàu bay với cháu, và nhờ cháu xin bác hẹn cho một lần gặp gỡ.

- Tôi gặp ông Ulrich năm 1953. Nay đã mười hai năm, thì tôi lấy làm hân hoan mà tiếp rước ông nơi quê nhà. Năm ấy, ông Ulrich đãi tôi rất trọng hậu. Tôi thẹn vì nhà tôi quá đơn sơ mà không dám mời ông đến. Vả lại, ở đây, khách đến thình lình, làm rộn cuộc nói chuyện. Nếu có thể, cô hãy chờ tôi thay đồ, tôi sẽ cùng đi với cô, mà gặp ông. Tôi không nói được tiếng Đức, phải nhờ cô làm thông ngôn. Như vậy, có làm phiền cô nhiều không?

- Chẳng có phiền chút nào cả. Trái lại cháu lấy làm có thú vị. Cháu đi du học mười một năm nay, học một cái nghề chưa đem lại cho cháu, một đồng xu nào, chưa đem lại cho dân tộc một góp phần quan trọng nào. Nghề thông dịch. Ngoài tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Tàu, và tiếng Anh, mà cháu đã nói được trước khi xuất ngoại, cháu đã học thêm được tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Y Pha Nho, sau khi học ba năm ở trường thông ngôn ở Genève. Hiện nay, cháu mới khởi sử học tiếng Nga. Nếu bác có cần thông ngôn trong các thứ tiếng mà cháu nói được, cháu sẵn lòng giúp bác.

Hồ thay đồ trong mấy phút. Cả hai thoát ra đi. Trên taxi câu chuyện được gầy lại. Cầu-Lệ nói:

- Cháu thích văn chương, mê đọc những tác phẩm hay, ngay trong ngôn ngữ của tác giả. Vì vậy mà cháu chịu khó học nhiều danh ngữ. Tiến tới là làm thông ngôn cho một chánh trị gia lỗi của nước mình. Thủ bực trung, là phiên dịch những tác phẩm hay của mình ra các thứ tiếng mà cháu biết. Thối lại, đọc các văn hào trong ngôn ngữ của họ...

- Không có ai có quyền hỏi tuổi thiệt của một người đàn bà... Nhưng ở đây, tôi xin phá giới, mà hỏi tuổi thiệt của cô, để đem một ý nghĩ mà bàn góp cho cô.

- Cháu sinh năm 1936; theo tuổi ta, năm nay cháu đếm đúng ba mươi tuổi. Và chưa có tiểu gia đình.

- Tam thập nhi lập. Tuổi của Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề mà đắc đạo. Tuổi của Jésus, khi mới bắt đầu thuyết đạo. Tuổi của Marx, khi thảo tuyên ngôn của đảng Cộng sản. Và có lẽ, tuổi của Trưng Trắc, khi"phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân", mà viết những trang sử oai hùng cho nước Việt... Tôi thành thật mà tiếc rằng, khi lập chí, cô chỉ muốn leo đến cái nấc thang làm thông ngôn cho một chánh trị gia lỗi lạc. Nếu cô cho phép, tôi sẽ nối thêm nấc nữa và đốt lửa thiêng trong lòng có, để cô rán hết sức, đem hết tài, dùng hết đức mà leo lên. Leo được nấc nào hay nấc ấy.

Cầu-Lệ không vội đáp. Nàng nhìn vào xa xăm, như cố tình tìm một hình bóng. Rồi nàng tự nói nho nhỏ, nhưng cũng đủ lọt vào tai Hồ:

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.