nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Thái Hà Books
Phát hành
Barcode8935280914605
Năm2023
Trọng lượng400gr
Loại Sản PhẩmBìa Mềm
Kích Thước13 x 19 cm
Số Trang200
Tác GiảThích Huyền Quang - Thích Nhất Hạnh
Nhà Xuất BảnThế Giới
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
An Nhiên Như Những Áng Mây
An Nhiên Như Những Áng Mây
(-25%) 126,000đ 168,000đ
Hoa Nở Trong Đêm
Hoa Nở Trong Đêm
(-22%) 108,420đ 139,000đ
Đức Phật Và Thời Gian
Đức Phật Và Thời Gian
(-30%) 97,300đ 139,000đ
Hương bay ngược gió
Hương bay ngược gió
(-25%) 189,000đ 252,000đ

Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày

Giá bìa
89,000đ
Giá bán
71,200đ
Tiết kiệm:
17,800đ(20%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày

Qua cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Thích Huyền Quang đáng kính đã hết sức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các giáo lý nhà Phật vào thế giới đương đại của chúng ta. Bằng niềm tin vững chắc, cuốn sách cho thấy tính khả dĩ vượt thời gian của Phật giáo trong việc điều hướng xã hội đương đại cùng tất cả những vấn đề phức tạp của nó. Từ giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế, cơ cấu xã hội đến đời sống cá nhân và các vấn đề gia đình, hai tác giả nhiệt tình ủng hộ tích hợp các giáo lý sâu sắc vào Phật pháp.

Trích đoạn

Áp dụng đạo Phật trong đời sống mới

Phật tử Việt Nam nhìn rõ thực tại tâm lý, kinh tế và xã hội của thời đại và áp dụng giáo lý đạo Phật một cách thông minh vào đời sống mới, không bị ràng buộc bởi thành kiến và thói quen. Đức Phật là một bậc Đại Đạo Sư, thâm hiểu những điều kiện tâm lý, kinh tế và xã hội con người của thời đại Ngài. Đức Phật đã truyền dạy những giáo lý thích hợp với con người của thời đại ấy. Giáo lý của đức Phật phù hợp với các điều kiện sinh hoạt tâm lý,

kinh tế và xã hội của con người cho nên được gọi là một giáo lý khế cơ. Trong suốt lịch sử của Phật giáo, ta thấy xuất hiện nhiều hệ thống giáo lý mới phát xuất từ Phật giáo Nguyên thủy, như giáo lý Tịnh độ, giáo lý Thiền, giáo lý Duy thức, giáo lý Thiên thai, v.v.. Những giáo lý này vừa khế hợp với căn bản đạo Phật vừa khế hợp với những điều kiện tâm lý và xã hội của con người đương thời. Phật giáo là một tôn giáo không bảo thủ, biết cởi mở và khai phóng để mở rộng chân trời tương lai.

Tuy cởi mở, khai phóng và tiến bộ như thế, đạo Phật vẫn không bị lạc gốc, cũng vẫn tiếp tục được truyền thống từ bi, khoan dung, vô úy và giải thoát. Thái độ bảo thủ vì thói quen, vì thành kiến và cố chấp là một thái độ trái ngược với tinh thần cởi mở và tiến bộ của đạo Phật. Người Phật tử không thể nhắm mắt làm theo tất cả những điều mà người xưa đã làm, lấy cớ “xưa bày nay làm”.

Người Phật tử phải xét xem những điều do người xưa bày ra hiện còn có giá trị trong hoàn cảnh hiện tại hay không. Nếu còn thì ta vẫn tiếp tục thi hành. Nhưng nếu những điều ấy không còn giá trị nữa thì ta phải bỏ và tìm ra những điều khác thích hợp với ta hơn. Ngày xưa khi còn tại thế, đức Phật và các môn đệ cùng thời với Ngài đã áp dụng pháp chế khất thực chẳng hạn. Ở các nước Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản trong suốt 10 thế kỷ, tăng sĩ ít khi thực hành pháp chế trì bát khất thực đó, tại vì điều kiện phong thổ và tập quán ở các nước này khác với Ấn Độ thuở xưa. Như thế không có nghĩa là Phật giáo các nước đó chống với Phật giáo và Ấn Độ. Như thế chỉ có nghĩa là Phật giáo tại các nước đó đã biết chuyển biến để khế hợp với những điều kiện sinh hoạt tại các nước đó mà thôi. Lấy ví dụ ấy mà xét thì nếu ta muốn cho đạo Phật có sinh khí, ta phải biết áp dụng đạo Phật một cách thông minh vào những điều kiện sinh hoạt tâm lý, kinh tế và xã hội của đời sống chúng ta. Đạo Phật không phải là của riêng của một số người ẩn dật nơi tự viện. Đạo Phật là của mọi lớp người: của thiếu nhi, của thanh niên, của phụ nữ, của lao động trí thức và lao động chân tay.

Đạo Phật chỉ có sinh lực khi nào giáo lý đạo Phật được áp dụng trong đời sống hằng ngày, trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế tổ chức, trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống gia đình, quốc gia và xã hội. Người Phật tử phải đặt những câu hỏi tương tự như sau đây: Trong một xã hội mà con người bị lôi cuốn theo guồng máy kinh tế và chính trị đến nỗi khó có thể bảo tồn tự do và nhân tính của mình, đạo Phật dạy con người áp dụng thái độ nào và hành động gì để khôi phục tự do và nhân tính ấy? Đối với những cuộc chiến tranh diệt chủng và tàn phá sinh mệnh và giá trị con người, đạo Phật dạy ta hành động thế nào? Trước hiểm họa mà nhân loại đang phải đương đầu, đạo Phật dạy ta con đường nào để có thể tự cứu? Nếu đạo Phật không trả lời được những câu hỏi như thế, thì ta không thể nói rằng đạo Phật là đạo của sự sống. Kỳ thực, người Phật tử tin rằng trong đạo Phật có hàm chứa những nguyên lý căn bản có thể trả lời được mọi vấn đề của sự sống; và do đó, đem những nguyên tắc kia áp dụng vào đời sống cá nhân và xã hội hiện tại, ta sẽ tìm thấy những câu trả lời thích hợp. Bản thân ta và sự sống của ta chính là môi trường thực nghiệm, từ đó được tìm ra những câu giải đáp, gọi là Đạo Phật Ứng Dụng. Những điều kiện sinh hoạt tâm lý, kinh tế và xã hội luôn luôn thay đổi cho nên mỗi thời đại và mỗi địa phương cần có một đạo Phật ứng dụng thích hợp. Thành kiến và thói quen thường khiến cho người ta sợ hãi sự đổi thay và sự sáng tạo. Đạo Phật là một đạo sống động, do đó cần sự đổi thay và sáng tạo liên tục. Phật tử đừng để cho thành kiến và thói quen bó buộc. Phật tử cần luôn luôn nhận định lại về sự sống để mà thực hiện những thay đổi và sáng tạo cần thiết làm cho đạo Phật luôn luôn là một đạo sống động chứ không khô chết trong những cái vỏ hình thức và thiếu sinh khí.

Mục lục:

CHƯƠNG 1: ĐẠO PHẬT VÀ SỰ SỐNG

Đạo Phật Việt Nam trong quá khứ

Đạo Phật Việt Nam trong hiện tại

Áp dụng đạo Phật trong đời sống mới

Con người là then chốt

Nhân cách Phật Thích Ca

Trí tuệ, từ bi và đại lực

Những đạo lý căn bản

Duyên khởi

Vô thường, không và vô ngã

Tứ diệu đế

Bát chánh đạo

Ý chỉ của đạo Phật nhập thế

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BẢN THÂN

Con người và xã hội

Chánh niệm

Quán chiếu

Thiện tri thức

Bát quan trai

 

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH

Hạnh phúc gia đình

Hai thế hệ sống chung

Sự chia sẻ và tham dự của con cái

Con cái và ngân sách gia đình

Sự giàu có không phải là hạnh phúc

Học để làm người

Chia sẻ quan niệm

Sám hối và tụng giới

Đi chùa

Sáu nguyên tắc sống hòa hợp

 

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG XÓM LÀNG

Xây dựng từ dưới lên trên

Trường học địa phương

Chương trình học phải liên hệ mật thiết với thực trạng địa phương

Công tác xã hội

Chấm dứt thái độ thụ động

Kiểm điểm tình trạng

Tổ chức hợp tác xã

Cải tiến và phát triển

Tổ chức nghiệp đoàn

Tổ chức tương trợ

Hướng về nếp sống cộng đồng

Thắp đuốc mà đi

 

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG GIÁO HỘI

Đạo Phật phù hợp với đời sống mới

Mục đích đi chùa

Học theo đại bi, đại trí và đại nguyện

Bảo vệ ngôi chùa

Xây dựng ngôi chùa

Ủng hộ Phật sự của chùa

Phải học mới thật sự biết hành

“Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”

Ủng hộ người thực hành chánh pháp

Trách nhiệm với hội đồng Giáo hội trung ương

Dung hợp hòa đồng

Thái độ cởi mở

 

CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG QUỐC GIA

Việt Nam trong cộng đồng nhân loại

Không chờ đợi, không phó mặc

Lãnh thổ vẹn toàn

Không chấp nhận chiến tranh giữa người Việt

Đồng bào thiểu số là anh em ruột thịt

 

CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Hiểm họa đe dọa nhân loại

Tìm hiểu tình trạng

Lý tưởng quốc gia trong lý tưởng thế giới đại đồng

Hạn chế sinh sản

Bảo vệ Trái Đất

Liên đới trách nhiệm

Giải pháp đại đồng

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM