Barcode | 9786045899403 |
---|---|
Năm | 2023 |
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 24 x 16 cm |
Số Trang | 320 |
Tác Giả | PGS TS Lê Cung - PGS TS Lê Thành Nam |
Nhà Xuất Bản | Tổng Hợp TPHCM |
Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Trong cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963, điều khẳng định chắc nịch rằng: Phương pháp đấu tranh là bất bạo động. Đối với Phật giáo, lòng từ bi đem lại cho chúng sinh tất cả mọi sự yên ổn cả về tinh thần lẫn vật chất. Nhưng từ bi của Phật giáo cũng đòi hỏi "kẻ nào đáng trừng phạt thì phải được trừng phạt. Như Lai không dạy rằng những người tham chiến để bảo vệ chính nghĩa là đáng trách sau khi đã hết mọi phương tiện duy trì hòa bình" và cũng theo Phật giáo thì "thật không gì dại dột hơn là thụ động đưa thân ra cho kẻ bạo tàn giày xéông nên lấy oán báo oán nhưng phải biết bảo vệ lấy mình chống lại mọi bạo tàn". Đó là chân ý nghĩa của lý thuyết bất bạo động của Phật giáo
Một số công trình nghiên cứu về cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 trước đây ở miền Nam cũng như ở Mỹ đã có cái nhìn không đúng đắn về mối quan hệ giữa cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 với phong trào cách mạng Việt Nam; về vai trò của cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 trong việc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm (1-11-1963)
Tuy nhiên phải khách quan mà thừa nhận rằng cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 là một bộ phận của phong trào đô thị, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống Nhà Trắng và chống chế độ Ngô Đình Diệm. Cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 là biểu hiện cụ thể của sự cô lập, bất lực đến mức cao của chế độ Ngô Đình Diệm, nó là yếu tố quan trọng trong sự tính toán của những người vạch kế hoạch đảo chính. Nói cách khác, cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 là yếu tố tích cực góp phần vào sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Ý nghĩa cao nhất của cuộc vận động chính là chỗ đó.