nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Sách Hà Nội
Phát hành
Năm2023
Trọng lượng800gr
Loại Sản PhẩmBìa Mềm
Kích Thước16 x 24 cm
Số Trang782
Tác GiảVũ Thế Ngọc
Nhà Xuất BảnThế Giới
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
An Nhiên Như Những Áng Mây
An Nhiên Như Những Áng Mây
(-25%) 126,000đ 168,000đ
Hoa Nở Trong Đêm
Hoa Nở Trong Đêm
(-22%) 108,420đ 139,000đ
Đức Phật Và Thời Gian
Đức Phật Và Thời Gian
(-30%) 97,300đ 139,000đ
Hương bay ngược gió
Hương bay ngược gió
(-25%) 189,000đ 252,000đ

Combo Triết Học Long Thọ + Long Thọ Thất Thập Không Tính Luận (Bộ 2 Quyển)

Giá bìa
379,000đ
Giá bán
303,200đ
Tiết kiệm:
75,800đ(20%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Combo Triết Học Long Thọ + Long Thọ Thất Thập Không Tính Luận (Bộ 2 Quyển)

1 - Triết Học Long Thọ :

Long Thọ xuất hiện vào thời điểm thích hợp để không những đáp ứng cho nhu cầu thời đại trả lời các phê bình công kích của ngoại đạo mà còn là yêu cầu hoàn thành công tác lịch sử để thành lập một tư tưởng có tính hệ thống, trước là kết tinh được các thành tựu phát triển sau sáu trăm năm Đức Phật nhập Niết bàn, sau là loại bỏ được các tà thuyết đã xâm nhập vào tư tưởng Phật Pháp. Có thể nói không có Long Thọ, Phật giáo Đại thừa chỉ là lâu đài tráng lệ xây dựng trên đức tin. Tư tưởng Long Thọ tập trung trong Mūlamadhyamakakārikā không những là nến tảng triết lý Đại thừa mà còn thống nhất các luận giải của các tông môn trở về nguồn cội giáo huấn của Đức Phật. Bản dịch 中論 (Trung Luận) của Cưu Ma La Thập (Kumārajīva 344-413) cũng đã trở thành cơ sở Phật học Hán ngữ tiêu chuẩn cho toàn thể Phật giáo Á Đông. Đây là quyển sách đầu tiên giới thiệu tư tưởng triết học Long Thọ gồm văn bản Hán, Phạn cùng bản dịch giảng Anh ngữ và Việt ngữ.

2 - Long Thọ Thất Thập Không Tính Luận :

Long Thọ được tôn xưng là Đức Phật thứ hai, được tôn lập là tổ tám đại tông môn, xuống Long Cung mang kinh điển Đại Thừa về, thì có thể chỉ là sự kính ngưỡng và huyền thoại của tín đồ, nhưng Long Thọ là người đặt cơ sở tư tưởng cho Phật giáo Đại thừa là một sự thật lịch sử. Từ Ấn Độ tư tưởng Long Thọ trở nên lập cước chung của tất cả các tông môn Phật giáo phát triển sau đó. Ở Tây phương, từ thế kỷ trước Thiền tông và sau đó là Kim cương thừa cùng song hành phát triển cũng đã giúp phần làm tươi trẻ lại suối nguồn giáo lý Tính Không và cũng là nơi trong nhiều thế kỷ phần hình thức danh tướng từ lâu đã che mờ phần tinh túy của giáo lý Trí tuệ Giải thoát.

Quả thật trong một thời gian dài, không ít tu sĩ và quần chúng giáo đồ đã tập trung quá nhiều tâm huyết cho những nghi quỹ (như ở Ấn Độ và Tây Tạng) hay danh tướng (như ở Trung Hoa). Cho nên nếu Phật giáo chỉ còn là sinh hoạt hình tướng thì tất nhiên phần tư tưởng tinh túy giải thoát cũng thường dễ bị khuất lấp sau không khí hương khói dung tục. Trước đó ở Ấn Độ, nơi xuất phát của Phật giáo, hơn sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt thì cũng không khác. Phật Pháp đã bị phân hóa thành mười tám bộ phái và sống trong bóng mờ hào quang thời vua A Dục. Giữa thời đại mà ý thức hệ và tôn giáo Bà La Môn đang phát triển, Phật giáo khi đó vẫn còn nhiều chùa thất, nhiều tín đồ và cũng có nhiều tu sĩ hành đạo nhưng ít người giác ngộ.

Ngài Long Thọ xuất hiện. Không dựng lập thêm một tông môn mới cũng không ấn khả truyền thừa, ngài chỉ phá tà hiển chánh, trùng tuyên chính pháp của Đức Phật đang bị các tư tưởng thần giáo xâm nhập trong tình trạng các bộ phái Phật giáo tiếp tục phân hóa và truyền bá nhiều giáo điều hình tướng lẫn huyền bí (vay mượn từ những tôn giáo khác và truyền thống địa phương) để vừa răn đe vừa để phù hợp với các nhu cầu dung tục của quần chúng trong một thời đại xã hội đang có các biến chuyển lớn. Long Thọ xuất hiện không những đã thành công trong việc trùng tuyên chính pháp mà còn xây dựng cơ sở nền tảng cho Phật giáo Đại thừa tiếp tục phát triển.

Hiện nay giới trí thức ưu tú của thế giới đang tu học kinh luân Long Thọ không phải chỉ nghiên cứu tư tưởng giáo pháp, mà còn với viễn kiến tìm đến một trí tuệ giải thoát trong một thực tại thế giới đang đối diện trước sự phá sản tri thức lẫn thiên nhiên đang đe dọa nhân loại. Là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời, người Việt Nam càng có thêm lý do để tu học kinh luận mà Long Thọ đã giao truyền để xiển dương lại chính pháp trong thời đại của mình. Long Thọ viết nhiều luận, nhưng tinh yếu tư tưởng giáo pháp của ngài kết tinh trong bốn luận Trung Luận, Hồi Tránh Luận, Thập Nhị Môn Luận và Thất Thập Tính Không Luận hôm nay đã được dịch giảng đầy đủ ra Việt ngữ. Đây chính là nhân duyên cho sự phục hưng lại truyền thống tinh nhất của Phật pháp ở Việt Nam.

Thất Thập Không Tính Luận (Śūnyatāsaptatikārikā) mà chúng ta có ngày nay chỉ còn trong các bản Tạng ngữ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giảng luận của các đại sư danh tiếng như Thanh Biện (Bhavya thế kỷ VI), Nguyệt Xứng (Candrakirti thế kỷ VIII) và Tịch Hộ (Śāntaraksita thế kỷ VIII) có trích dẫn tác phẩm này. Trước cả thời ngài Thanh Biện chúng ta cũng còn thấy nhiều sớ luận trích dẫn và nhắc đến Thất Thập Không Tính Luận, cho nên hầu như tất cả luận sư học giả từ xưa đến nay dù rất bảo thủ về nguyên tắc văn bản, đều đồng ý tác giả của Thất Thập Không Tính Luận là Long Thọ.

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM