Năm | 2023 |
---|---|
Trọng lượng | 2000gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 14 x 20 cm |
Tác Giả | Nhiều Tác Giả |
Nhà Xuất Bản | Đà Nẵng |
Combo Thực Dưỡng Chiến Thắng Ung Thư + Thực Dưỡng Dưới Cái Nhìn Hiện Đại + Cốt Tuỷ Thực Dưỡng :
1 - Thực Dưỡng Chiến Thắng Ung Thư :
Thực Dưỡng Chiến Thắng Ung Thư là tự truyện của bác sĩ người Mỹ Anthony J. Sattilaro kể về việc tự chữa lành ung thư bằng thực dưỡng. Tác giả là một bác sĩ, Trưởng ban điều hành bệnh viện Hội Giám Lý – một bệnh viện lớn, lâu đời và uy tín ở Philadelphia bang Pennsylvania.
Cuốn sách kể lại một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong đời tác giả, từ tháng 6 – 1978 đến tháng 8 - 1981, tức từ ngày phát hiện bệnh ung thư tiền liệt tuyến đã di căn đến xương sườn, xương ức, cột sống, vai và sọ đến khi ông được chẩn đoán là hoàn toàn khỏi bệnh nhờ ăn uống theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa (từ năm tác giả tròn 47 đến 50 tuổi).
Đây là câu chuyện về trải nghiệm của một người trong quá trình lâu dài nhằm giành lại sức khỏe cho bản thân, một quá trình có liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó có những thay đổi đáng kể về chế độ ăn uống và lối sống cũng như lòng tin tưởng kiên định rằng mọi việc đều có thể xảy ra với sự cứu giúp của Đấng Sáng Tạo – lời trần tình của tác giả.
Sách được viết bằng một giọng văn chân thành, cảm động của một người đã chạm tay vào cửa thần chết – coi như trở về từ cõi chết, với nhiều chi tiết về đời tư, về cha mẹ (tác giả còn độc thân), về đồng nghiệp; về những ray rứt, bán tín bán nghi về phương pháp ăn kiêng trị bệnh lúc đầu – thậm chí có lúc tác giả còn lên án phương pháp thực dưỡng này; nỗi niềm băn khoăn đối với đời người khi đứng giữa hai bờ sinh tử!!!
2 - Thực Dưỡng Dưới Cái Nhìn Hiện Đại :
Phương pháp thực dưỡng đã và đang được càng nhiều người áp dụng bởi vì tính khả năng chữa lành bệnh tật một cách kì diệu. Thực dưỡng đã có từ rất lâu và qua thời gian đã có những biến đổi phù hợp với thời đại. Ở thời công nghệ phát triển vượt bậc ngày nay, thực dưỡng lại có cách nhìn hoàn toàn mới mẻ trong cuốn sách nấu ăn thực dưỡng này của tác giả Lê Hà Lộc.
Mục lục:
Phần 1 :
Trường hợp điển hình thứ nhất
Trường hợp điển hình thứ hai
Phần 2 : Thực dưỡng có chữa bệnh được hay không?
Phụ lục 1:
Ung thư trong một gia đình
Thực dưỡng đệ nhất
Phụ lục 2: Chữa lành ung thư bằng thực dưỡng và năng lượng nhân học.
Phụ lục 3: Lịch sử MACROBIOTICS (Thực dưỡng)
3 - Cốt Tuỷ Thực Dưỡng :
Cốt Tủy Thực Dưỡng là quyển sáchy học-chăm sóc sức khỏe đầu tiên trong Toàn bộ tuyển tập Cốt Tuỷ Thực Dưỡng, sẽ trình bày ra những điểm trọng yếu của cốt tuỷ thực dưỡng, những nguyên tắc chủ đạo khi áp dụng thực dưỡng trong đời sống hàng ngày, những nhận thức dễ hiểu lầm có thể tránh, đâu là giới hạn của thực dưỡng và những trường hợp nào rất cần thiết phải phối hợp với các phương cách trị liệu khác; nội dung sách sẽ đi sâu vào chỗ tóm “cốt tuỷ” của “thực dưỡng” để có thể dễ quán triệt và áp dụng nhiều thuận lợi hơn.
Một quan điểm khác biệt với những sách đã viết về thực dưỡng trước đây là: thực dưỡng không phải là một phương pháp chữa bệnh, không phân rạch ròi 7 cách ăn uống, đặt nhẹ việc phân biệt âm dương trong lưạ chọn thực phẩm và áp dụng vào thực tế sẽ hoàn toàn khác hẳn, trong thực tế thì không phải lúc nào cũng có thể dùng muối mè và không phải cà măng nấm là không bao giờ được dùực dưỡng không phải là một phương pháp chữa bệnh mà là một nghệ thuật sống lành mạnh, chẳng những đóng góp tích cực cho việc phòng chống bệnh tật mà còn thay đổi được nhân sinh quan và cách sống của người bệnh nữa.
Toàn bộ tuyển sách này đưa ra một cách nhìn khác về bệnh tật và phương hướng phòng chữa bệnh, đồng thời nhận ra được khả năng tối ưu của cơ thể mình và biết áp dụng phương cách làm chủ sức khỏe bản thân; hay hơn nữa là ứng dụng thực dưỡng để tự tạo ra một cách sống lành mạnh thuận ý thích.
4 -Axít Và Kiềm - Cẩm Nang Thực Dưỡng :
Cuốn sách này giúp cho ta có cái nhìn tổng quan đối với thức ăn, từ cả hai lối tiếp cận của phương Đông và phương Tây. Phương Tây đã khám phá ra tính chất của thức ăn qua thành phần hóa học của chúng – axít và kiềm. Các thức ăn đều có tính hoặc là tạo axít, hoặc là tạo kiềm, chỉ khác nhau về mức độ. Còn phương Đông thì tiếp cận, phân tích thức ăn dưới khía cạnh - âm và dương. Các thức ăn đều có tính chất hoặc trội dương, hoặc trội âm. Một thức ăn khi so sánh với thức ăn này thì là âm, nhưng khi so sánh với thức ăn khác thì lại là dương. Việc sử dụng chúng tuỳ thuộc vào việc phối hợp hài hòa để tạo ra sự quân bình giữa chúng.
Khi đọc cuốn sách này, chúng tôi nhận thấy đây là cuốn kim chỉ nam về cách sử dụng thức ăn trong ăn uống hàng ngày cho những ai quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc.