nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Hương Trang Books
Phát hành
Năm2022
Trọng lượng2000gr
Loại Sản PhẩmBìa Mềm
Kích Thước14 x 20 cm
Tác GiảĐoàn Trung Còn
Nhà Xuất BảnTôn Giáo
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Hương Bay Ngược Gió
Hương Bay Ngược Gió
(-25%) 189,000đ 252,000đ
An Nhiên Như Những Áng Mây
An Nhiên Như Những Áng Mây
(-25%) 126,000đ 168,000đ
Hoa Nở Trong Đêm
Hoa Nở Trong Đêm
(-22%) 108,420đ 139,000đ

Combo Tam Thiên Tự + Một Trăm Truyện Tích Nhân Duyên Phật Giáo + Các Tông Phái Đạo Phật

Giá bìa
264,000đ
Giá bán
198,000đ
Tiết kiệm:
66,000đ(25%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Combo Tam Thiên Tự + Một Trăm Truyện Tích Nhân Duyên Phật Giáo + Các Tông Phái Đạo Phật :

1 - Tam Thiên Tự : 

Tam Thiên Tự là một bộ sách học chữ Hán vở lòng được soạn theo cách có vần, có lời đối nhau. Mỗi câu có 4 chữ, chữ thứ tư câu đầu bắt vần với chữ thứ hai câu tiếp theo (cũng gọi là yêu vận), hai chữ trước đối với hai chữ sau, cứ thế kéo dài cho đến hết 3000 chữ.

Theo tài liệu lưu trữ xưa thì sách Tam Thiên Tự là do Ngô Thời Nhậm soạn và đã được khắc in vào cuối thế kỷ 18. Sau này được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn, sao lục, Trí Đức Tùng Thư xuất bản lần đầu năm 1959. Nói là sách học vở lòng , nhưng đúng ra như là một quyểntừ điển Hán Việt phổ thông, sách xưa bên chữ Hán có chữ Nôm dịch nghĩa, sách của cụ Còn soạn đã bỏ bớt phần chữ Nôm, thay vào đó là chữ quốc ngữ, nhìn chung là một quyển sách dạy Hán Nôm quá tốt.

Nay, Tam Thiên Tự được in lại, được trình bày bằng ba ngôn ngữ Việt - Hán - Nôm.

Tập sách có thêm phần phụ lục là bảng tra chữ theo mẫu tự ABC âm Hán Việt để tiện việc tra cứu chữ Hán, chữ Nôm.

Tất cả là chìa khoá vàng quan trọng giúp các bạn trẻ mở cửa ngõ kho tàng văn hoá cha ông.

2 - Một Trăm Truyện Tích Nhân Duyên Phật Giáo :

Một Trăm Truyện Tích Nhân Duyên Phật Giáo là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị. Và với nội dung như thế, nên hầu như có thể thích hợp cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Bất cứ ai khi đọc qua một trong những truyện tích này cũng đều có thể rút ra được những điều cần chiêm nghiệm, suy ngẫm trong cách ứng xử hằng ngày của mình.

Qua những câu truyện tích này, chúng ta hiểu ra một điều đã từ nhiều thế kỷ nay rất quen thuộc đối với mọi người Việt Nam, đó là : ''Ở hiền gặp lành.'' Đây chính là tinh thần Phật giáo bàng bạc trong dân gian, một thứ đạo lý không cần rút ra từ thiên kinh vạn quyển, mà như một sự chứng nghiệm cụ thể qua những gì tai nghe mắt thấy hằng ngày.

3 - Các Tông Phái Đạo Phật :

Đạo phật từ khi đức Phật tổ lập giáo cho đến nay, đã hơn hai ngàn năm trăm năm,vốn vẫn là một đạo duy nhất. Song hoàn cảnh xã hội và con người ở khắp trên toàn cầu là khác nhau. Vì trên đường đời, nhân loại tiến hoá chẳng giống nhau. Kẻ thông minh tột bực, người mê thấp tối tăm, chẳng giống nhau; kẻ thong tha làm ăn, người vướng nhiều tình dục; kẻ tự do về trí, người lận đận việc nhà; kẽ đã từng học lý xem kinh, người vừa mới nghe văn tầm sách, có kẻ mới nhập mà thông, lại có người già đời còn dốt...

Bởi thế cho nên các bậc hiền thánh đều tuỳ phương tiện mà độ thế , cứu người. Chính đức Phật tổ từ thuở xưa cũng đã làm như vậy. Tuỳ thuận nơi những người đến nghe trong pháp hội, ngài thuyết dạy giáo pháp phù hợp. Hoặc giảng rộng lý lẽ, hoặc dẫn chuyện tích xưa, hoặc bày ra giới luật. Có khi nói xa, có lúc nói gần, có khi chỉ thẳng, có lúc dùng ẩn dụ...... Ngài dùng đủ cách như thế, cốt yếu cũng chỉ là muốn giúp cho chúng sanh đạt hiệu chân lý. Với hàng đệ tử xuất thân quý tộc nhưng dốc lòng tinh tấn, ngài dạy theo một cách. Với bậc vua quan còn tham đắm lợi danh, ngài lại dạy theo một cách khác. Với hàng gia thương rộng lòng bố thí, ngài dạy theo một cách. Với kẻ trung tín thành tâm, ngài lại dạy theo một cách khác hơn nữa. Cách sử dụng ngôn ngữ của ngài tiến hoá rất tuyệt diệu, phi thường. Trong kinh vẫn thường nói có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, cũng không ngoài ý này.

Muốn dễ hiểu hơn, ta hãy so sánh các tông phái của đạo Phật với những con đường đưa lên núi. Dầu theo con đường nào, lâu hay mâu, khó hay dễ, đi thẳng hay đi vòng, cuối cùng đều lên đến đỉnh cao của ngọn núi. Nghĩa là, dù tu theo tông phái nào mà dốc lòng, tận lực, thì cũng đều có thể đạt đến chỗ giải thoát rốt ráo cả.

Người ta cũng so sánh những tông phái với các thứ hoa. Tuy nhiên nhiều hương thơm, lắp sắc đẹp, đều là mọc lên từ khu vườn đạo Phật. Các tông phái dù khác nhau cũng không ra ngoài đạo Phật. Tông phái nào cũng nhắm đến cảnh giới Niết - bàn, giải thoát. Dù là Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa, nếu là người tu hết lòng chuyên cần thì chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả tốt lành.

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM