Năm | 2023 |
---|---|
Trọng lượng | 1500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Cứng |
Kích Thước | 17 x 24 cm |
Số Trang | 1405 |
Tác Giả | Nhiều Tác Giả |
Nhà Xuất Bản | Văn Học |
Combo Sử Ký Bản Kỷ + Khổng Minh Toàn Truyện + Lã Thị Xuân Thu
Sử ký là một trong 24 bộ sách viết về các triều đại Trung Quốc thời cổ đại. Mới đầu có tên là Thái sử công thư hoặc Thái sử ký, là bộ sách sử thể truyện kỷ, do nhà sử học, tản văn học thời Tây Hán Tư Mã Thiên viết. Đây là bộ thông sử thể truyện kỷ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, ghi lại từ thời đại Hoàng đế trong truyền thuyết thượng cổ cho đến năm thứ 4 niên hiệu Thái Sơ thời Hán Vũ đế, tổng cộng hơn 3.000 năm lịch sử. Tác phẩm trải qua 14 năm mới hoàn thành.
Nhờ bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung mà thời kỳ Tam Quốc kéo dài chưa tới một trăm năm đã trở thành giai đoạn thu hút sự chú ý nhiều nhất trong lịch sử mấy ngàn năm của Trung Hoa. Mà nhân vật thu hút sự chú ý nhiều nhất trong Tam quốc diễn nghĩa, dù không thể nói Gia Cát Lượng là duy nhất, nhưng nếu nói thuộc hạng nhất hạng nhì thì điều đó cũng không sai.
Nhưng Gia Cát Lượng là người như thế nào?
Trong Tam quốc diễn nghĩa, các tướng Tào Ngụy mắng ông là hạng nhà quê, về cơ bản đúng là vậy. Tuy xuất thân từ hào môn thế tộc ở Lang Da, nhưng loạn lạc liên miên, chạy nạn không ngớt, cuối cùng cày cấy ở xứ người, đến hai mươi bảy tuổi vẫn chưa có chức quan gì, đích thực là một kẻ nhà quê. Năm đó, ông rời núi mà chẳng có gì trong tay; Lưu Bị - người ông theo phò tá - cũng là một thế lực quân phiệt rệu rã đang thiếu thốn mọi thứ, chỉ có mỗi danh suông là tông thất nhà Hán, gần năm mươi tuổi mới có đất cắm dùi.
Song kẻ nhà quê ấy đã để lại một trang rất chói lọi trong lịch sử. Sau khi rời núi, Gia Cát Lượng và Lưu Bị vua tôi giúp đỡ nhau, vẻn vẹn mấy năm đã chiếm được Kinh Châu và Ích Châu, chia ba thiên hạ. Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng làm thừa tướng nhà Thục Hán hơn mười năm, trên thực tế đã trở thành trụ cột của Thục Hán.
Gia Cát Lượng chấp chính hơn mười năm, lãnh thổ Thục Hán chưa hề mở rộng thêm; Gia Cát Lượng mất, khoảng ba mươi năm sau, Thục Hán bị Tào Ngụy tiêu diệt. Chính quyền mà Gia Cát Lượng bảo vệ không có gì phát triển hay trở nên cường thịnh, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Về mặt này, Gia Cát Lượng chẳng qua cũng chỉ là một nhà chấp chính không thành công của một thế lực tạm thời nào đó mà thôi. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, những người gây dựng nên sự nghệp sánh ngang với Gia Cát Lượng , thậm chí vượt hơn ông , chẳng phải rất nhiều ư?
Thế nhưng , điều lạ lùng chính là cùng với cái chết của mình và sự diệt vong của Thục Hán, địa vị lịch sử của Gia Cát Lượng từng bước được đề cao, đến mức trở thành một nhân vật điển hình cho trí tuệ, lòng trung thành, nghệ thuật quân sự và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác của dân tộc Trung Hoa.
LÃ THỊ XUÂN THU Là một kiệt tác trong kho tàng văn học và triệt học Trung Hoa thời Tiên Tần, do tướng quốc Lã Bất Vi Nước Tần tập hợp môn khách biên soạn.
Có thể kể ra ba phương diện tiêu biểu: Thứ nhất, học thuyết thiên nhân chủ trương phối hợp trật tự bốn mùa với việc làm của con người trong Lã thị Xuân Thu được Đổng Trọng Thư thời Tây Hán tiếp thu và phát triển mạnh mẽ.
Thứ hai, quan điểm thiên nhân cảm ứng của Lã thị Xuân Thu đã trực tiếp gợi mở cho học thuyết sấm vĩ thời Lưỡng Hán, học thuyết sấm vĩ lại đưa tới triết học phê phán trong Luận hành của Vương Sung.