Trọng lượng | 1000g |
---|---|
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 24 x 16 cm |
Tác Giả | Dale Carnegie Trác Nhã Dale Carnegie TS David J Lieberman |
Combo Sách Đắc Nhân Tâm + Đọc Vị Bất Kỳ Ai + Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ + Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống (Bộ 4 Cuốn)
1. Đắc Nhân Tâm
Đắc nhân tâm củaDale Carnegielà quyển sách của mọi thời đại và một hiện tượng đáng kinh ngạc trong ngành xuất bản Hoa Kỳ. Trong suốt nhiều thập kỷ tiếp theo và cho đến tận bây giờ, tác phẩm này vẫn chiếm vị trí số một trong danh mục sách bán chạy nhất và trở thành một sự kiện có một không hai trong lịch sử ngành xuất bản thế giới và được đánh giá là một quyển sách có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại.
Đây là cuốn sách độc nhất về thể loại self-help sở hữu một lượng lớn người hâm mộ. Ngoài ra cuốn sách có doanh số bán ra cao nhất được tờ báo The New York Times bình chọn trong nhiều năm. Cuốn sách này không còn là một tác phẩm về nghệ thuật đơn thuần nữa mà là một bước thay đổi lớn trong cuộc sống của mỗi người.
Nhờ có tầm hiểu biết rộng rãi và khả năng ‘ứng xử một cách nghệ thuật trong giao tiếp’ – Dale Carnegie đã viết ra một quyển sách với góc nhìn độc đáo và mới mẻ trong giao tiếp hàng ngày một cách vô cùng thú vị – Thông qua những mẫu truyện rời rạc nhưng lại đầy lý lẽ thuyết phục. Từ đó tìm ra những kinh nghiệm để đúc kết ra những nguyên tắc vô cùng ‘ngược ngạo’, nhưng cũng rất logic dưới cái nhìn vừa sâu sắc, vừa thực tế.
Hơn thế nữa, Đắc Nhân Tâm còn đưa ra những nghịch lý mà từ lâu con người ta đã hiểu lầm về phương hướng giao tiếp trong mạng lưới xã hội, thì ra, người giao tiếp thông minh không phải là người có thể phát biểu ra những lời hay nhất, mà là những người học được cách mỉm cười, luôn biết cách lắng nghe, và khích lệ câu chuyện của người khác.
Cuốn sách Đắc Nhân Tâmđược chia ra làm 4 nội dung chính và mỗi phần cũng là một bài học về cuộc sống.
Phần 1:Nghệ thuật ứng xử cơ bản
- Không nên trách móc và than phiền, thù oán
- Muốn lấy được mật ong thì không nên phá tổ
- Trách móc một người nào đó là một việc dễ dàng. Thay vào đó, bạn hãy ngó lơ sự phán xét đó mà rộng lượng. Đồng thời tha thứ cho người đó và bỏ qua hết mọi chuyện thì mới đáng được tự hào.
- Biết khen ngợi và nhận được ơn nghĩa của người khác mới là bí mật lớn nhất về phép cư xử.
- Bạn cần phải biết khen ngợi và biết ơn người khác một cách thành thật nhất, chính là chìa khóa tạo nên tình nhân ái.
Phần 2:
- Bạn nên thật lòng quan tâm đến người khác
- Mỉm cười đó là cách để tạo ấn tượng tốt nhất
- Hay ghi nhớ lấy tên của người bạn đã và đang giao tiếp với bạn
- Bạn nên lắng nghe và khuyến khích người khác để trở thành người có khả năng giao tiếp cao
- Hãy nói về cái mà người khác để ý sẽ thu hút được người đó
Phần 3:Cách hướng người khác làm theo suy nghĩ của mình
- Không được để ra tranh cãi và cách giải quyết tốt nhất đó là không nên để nó xảy ra
- Tôn trọng ý kiến của mọi người, không bao giờ được nói người khác sai
- Thừa nhận được sai làm của mình, nếu phạm phải thì bạn cần phải thừa nhận điều đó
- Bạn cần phải hỏi những câu hỏi cần thiết để họ trả lời bạn bằng tiếng vâng ngay lập tức
- Khi nói chuyện bạn hãy để cho đối phương cảm nhận được họ làm chủ trong câu chuyện
- Để nhận được sự hợp tác thì bạn cần phải để họ nghĩ họ là người đưa ra ý tưởng
- Bạn cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để có thể hiểu hết về bản thân của họ
- Bạn hãy đồng cảm với mong muốn của mọi người
- Trong cuộc sống bạn hãy gợi lên sự cao thượng
- Thân thiện trong giao tiếp đó chính là sử dụng mật ngọt để bắt đầu được câu chuyện
- Bạn nên trình bày một cách rõ ràng và sinh động nhất
- Trong cuộc sống bạn cần phải vượt lên được thử thách
- Trước khi phê bình người khác bạn hãy khen ngợi người đó
- Khi phê bình bạn nên phê bình một cách gián tiếp
- Bạn nên khen ngợi người khác để có được một cuộc sống xứng đáng
- Bạn nên mở đường cho người khác để khắc phục sai lầm
- Bạn nên tôn vinh người khác khi nói chuyện
- Trước khi phê bình người khác thì bạn nên nhìn nhận lại bản thân của mình
- Thay vì ra lệnh cho người khác thì bạn hãy gợi ý cho họ
- Trong mọi chuyện bạn nên giữ thể diện cho người khác
- Bạn cần phải lưu ý những mối quan hệ của mình
Phần 4:Chuyển hóa được con người và không tạo lên sự oán hận và chống đối
2. Đọc Vị Bất Kỳ Ai
Bạn băn khoăn không biết người ngồi đối diện đang nghĩ gì? Họ có đang nói dối bạn không? Đối tác đang ngồi đối diện với bạn trên bàn đàm phán đang nghĩ gì và nói gì tiếp theo?
ĐỌC người khác là một trong những công cụ quan trọng, có giá trị nhất, giúp ích cho bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. ĐỌC VỊ người khác để:
Hãy chiếm thế thượng phong trong việc chủ động nhận biết điều cần tìm kiếm - ở bất kỳ ai bằng cách “thâm nhập vào suy nghĩ” của người khác. ĐỌC VỊ BẤT KỲ AI là cẩm nang dạy bạn cách thâm nhập vào tâm trí của người khác để biết điều người ta đang nghĩ. Cuốn sách này sẽ không giúp bạn rút ra các kết luận chung về một ai đó dựa vào cảm tính hay sự võ đoán. Những nguyên tắc được chia sẻ trong cuốn sách này không đơn thuần là những lý thuyết hay mẹo vặt chỉ đúng trong một số trường hợp hoặc với những đối tượng nhất định. Các kết quả nghiên cứu trong cuốn sách này được đưa ra dựa trên phương pháp S.N.A.P - cách thức phân tích và tìm hiểu tính cách một cách bài bản trong phạm vi cho phép mà không làm mếch lòng đối tượng được phân tích. Phương pháp này dựa trên những phân tích về tâm lý, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên ngôn ngữ cử chỉ, trực giác hay võ đoán.
Cuốn sách được chia làm hai phần và 15 chương:
Phần 1: Bảy câu hỏi cơ bản: Học cách phát hiện ra điều người khác nghĩ hay cảm nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Phần 2: Những kế hoạch chi tiết cho hoạt động trí óc - hiểu được quá trình ra quyết định. Vượt ra ngoài việc đọc các suy nghĩ và cảm giác đơn thuần: Hãy học cách người khác suy nghĩ để có thể nắm bắt bất kỳ ai, phán đoán hành xử và hiểu được họ còn hơn chính bản thân họ.
Trích đoạn sách hay:
Một giám đốc phụ trách bán hàng nghi ngờ một trong những nhân viên kinh doanh của mình đang biển thủ công quỹ. Nếu hỏi trực tiếp “Có phải cô đang lấy trộm đồ của công ty?” sẽ khiến người bị nghi ngờ phòng bị ngay lập tức, việc muốn tìm ra chân tướng sự việc càng trở nên khó khăn hơn. Nếu cô ta không làm việc đó, dĩ nhiên cô ta sẽ nói với người giám đốc mình không lấy trộm. Ngược lại, dù có lấy trộm đi chăng nữa, cô ta cũng sẽ nói dối mình không hề làm vậy. Thay vào việc hỏi trực diện, người giám đốc khôn ngoan nên nói một điều gì đó tưởng chừng vô hại, như “Jill, không biết cô có giúp được tôi việc này không. Có vẻ như dạo này có người trong phòng đang lấy đồ của công ty về nhà phục vụ cho tư lợi cá nhân. Cô có hướng giải quyết nào cho việc này không?” rồi bình tĩnh quan sát phản ứng của người nhân viên.
Nếu cô ta hỏi lại và có vẻ hứng thú với đề tài này, anh ta có thể tạm an tâm rằng cô ta không lấy trộm, còn nếu cô ta đột nhiên trở nên không thoải mái và tìm cách thay đổi đề tài thì rõ ràng cô ta có động cơ không trong sáng.
Người giám đốc khi đó sẽ nhận ra sự chuyển hướng đột ngột trong thái độ và hành vi của người nhân viên. Nếu cô gái đó hoàn toàn trong sạch, có lẽ cô ta sẽ đưa ra hướng giải quyết của mình và vui vẻ khi sếp hỏi ý kiến của mình. Ngược lại, cô ta sẽ có biểu hiện không thoải mái rõ ràng và có lẽ sẽ cố cam đoan với sếp rằng cô không đời nào làm việc như vậy. Không có lí do gì để cô ta phải thanh minh như vậy, trừ phi cô là người có cảm giác tội lỗi…
3. Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi. Trong cuộc đời một con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc… không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp. Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại khó khăn.
Đã bao giờ đánh mất một công việc, bạn bỏ lỡ một mối quan hệ tuyệt vời, hay đơn giản là bạn cảm thấy khó nói chuyện với mọi người. Bạn có bao giờ nghĩ là do kĩ năng nói chuyện của mình chưa tốt, chưa thuyết phục được mọi người. Bạn đổ lỗi cho số phận và vận may của mình chưa đến. Hãy dừng việc than thân trách phận và hành động để thay đòi chính mình.
Vậy làm thế nào để cải thiện và tránh gặp phải những tình huống như trên? Làm thế nào để ăn nói khéo léo? Có phương pháp và quy luật nào được áp dụng khi giao tiếp không? Có nguyên tắc và bí quyết nào cho các cuộc nói chuyện không? Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau thì phải nói chuyện như thế nào, và làm sao để trình bày những điều khó nói?
Cuốn sách Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ của Trác Nhã sẽ giải đáp cho bạn đọc những câu hỏi đó. Cuốn sách với ngôn từ rõ ràng, gần gũi với cuộc sống sẽ mang đến những kĩ năng và phương pháp giao tiếp thực dụng, chắc chắn sẽ giúp ích được cho bạn đọc.
Giá trị của cuốn sách nằm ở chỗ tác giả đã dốc hết tâm sức nghiên cứu về các kĩ năng và quy tắc giao tiếp để đúc kết, truyền tải vào trong những trang sách khiến cho người đọc cảm thấy cuốn hút, và học hỏi được nhiều kĩ năng giúp cho bạn đọc tự tin và thành công trong việc giao tiếp.
Xây dựng mối quan hệ nhờ tài ăn nói
Từ trước đến nay, trong xã hội, giao tiếp đang là một trong những điều mà ai cũng phải đối mặt, đặc biệt là các bạn trẻ, những bạn đang bước chân đang cần chứng tỏ năng lực của mình trước cuộc sống, mọi người. Chúng ta ngày càng phải giao tiếp với rất nhiều người. Sử dụng ngôn ngữ khéo léo, thân thiện chính là cách quan trọng nhất để xóa bỏ tâm lí đề phòng của đối phương và rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, giúp cho mọi người tin tưởng bạn hơn và từ đó sẵn sàng giúp đỡ bạn trong công việc và học tập.
Hơn nữa để thành công, bạn không được bỏ qua một mối quan hệ nào trong xã hội, mỗi một người đến và đi trong cuộc đời bạn đều có thể cho bạn nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu mà nó sẽ chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc đời. Điều quan trọng là bạn phải ăn nói, giao tiếp như nào để người đó yêu quý bạn và sẵn sàng chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quý báu của bản thân họ. Cuốn sách “ Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Kĩ năng giúp cho người ngại giao tiếp mở lời trò chuyện
Trong cuộc sống hay trong công việc, có một số người không thích nói chuyện, trong một số trường hợp bắt buộc phải nói, họ cũng không chịu nói gì cả, những người như vậy được gọi là người ngại giao tiếp. Ở công sở hoặc một số nơi khác, khi những người khác đều đang trò chuyện sôi nổi, thì những người ngại giao tiếp chỉ ngồi một góc lắng nghe hoặc suy nghĩ vấn đề riêng của họ. Trong giao tiếp nếu gặp những người như vậy chúng ta đều thấy rất tẻ nhạt, và không muốn làm việc cũng như giao tiếp. Vậy phải làm thế nào để những người ngại giao tiếp mở lời trò chuyện?
Sử dụng lời khen chân thành, đặt câu hỏi đúng thời điểm
Thực tế cho thấy, mọi người ai cũng muốn được người khác khen ngợi, nếu muốn những người ngại giao tiếp thì chúng ta hãy mở lời động viên họ bằng những lời khen khiến cho họ có niềm tin, để họ biết rằng những điều họ làm đều rất có giá trị, mọi người đều rất ngưỡng mộ và trân trọng thành quả của họ, hãy động viên họ bằng những câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn của chính họ, chắc chắn rằng họ sẽ mở lòng nói chuyện với chúng ta dần dần họ sẽ có được sự tự tin và giao tiếp nhiều hơn.
Đặt câu hỏi có/không
Chúng ta gặp những người ít nói trong cuộc sống, họ hay dùng các từ như có, không, ừ , à… khi trả lời câu hỏi. Bạn đừng mất kiên nhẫn, hãy sử dụng chính đặc điểm kiệm lời, không thích nói chuyện của họ. Sau khi xác định rõ bản thân muốn có được đáp án như thế nào , hãy nêu những câu hỏi mà câu trả lời sẽ là có hoặc không, hoặc hỏi những câu ngắn gọn thể hiện bạn muốn biết đáp án. Việc hỏi như vậy không chỉ khiến đối phương mở lời, mà còn có thể trực tiếp giúp bạn đạt được hiệu quả.
Tranh luận
Muốn cá cắn câu bạn phải dùng mồi câu tốt. Khi giao tiếp, hãy sử dụng những câu hỏi và đề tài dễ dàng cho việc bắt đầu một cuộc tranh luận đê giúp những người ngại giao tiếp cảm thấy tự tin hơn. Bạn có thể nêu những suy nghĩ trái ngược nhau về cùng môt vấn đề, hoặc yêu cầu đối phương đặt câu hỏi;
4. Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống là cuốn sách mà cái tên đã nói lên tất cả nội dung chuyển tải trên những trang giấy.
Bất kỳ ai đang sống đều sẽ có những lo lắng thường trực về học hành, công việc, những hoá đơn, chuyện nhà cửa,… Cuộc sống không dễ dàng giải thoát bạn khỏi căng thẳng, ngược lại, nếu quá lo lắng, bạn có thể mắc bệnh trầm cảm. Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn hãy khóa chặt dĩ vãng và tương lai lại để sống trong cái phòng kín mít của ngày hôm nay. Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, chỉ cần bạn bình tĩnh và xác định đúng hành động cần làm vào đúng thời điểm.
Nói thì có vẻ dễ nhưng những vấn đề liên quan đến các trạng thái tinh thần chẳng bao giờ dễ giải quyết. Chấm dứt lo lắng là điều không thể nhưng bớt đi sự lo lắng thì có thể, chỉ cần bạn đủ quyết tâm.
Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn những cách để giảm thiểu lo lắng rất đơn giản như chia sẻ nó với người khác, tìm cách giải quyết vấn đề, quên tất cả những điều lo lắng nằm ngoài tầm tay,... Cố gắng thực tập điều này hàng ngày và trong cuộc sống chắc hẳn bạn sẽ thành công, có thể, không được như bạn muốn, nhưng chỉ cần bớt đi một chút phiền muộn thì cuộc sống của bạn đã có thêm một niềm vui.
Nhờ các phương pháp của Dale Carnegie, hàng triệu người đọc đã xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng:
Hãy đóng chặt những cánh cửa sắt dẫn đến quá khứ và tương lai. Chỉ sống trong những vách ngăn của hiện tại.
Nhìn nhận những mặt tích cực của cuộc sống
Khi làm việc đến quên mình, ta cũng quên đi mọi lo lắng
Thử kiểm tra theo luật bình quân, xác suất xảy ra điều bạn đang lo lắng là bao nhiêu phần trăm?
Luôn nỗ lực hết mình
Hãy nghĩ đến những may mắn bạn có được chứ không phải là những rắc rối
Hãy quên đi bản thân bằng cách quan tâm đến người khác. Mỗi ngày làm một điều tốt có thể khiến ai đó mỉm cười.
Qua hơn nửa thế kỷ, những lời khuyên thiết thực và sâu sắc của Dale Carnegie vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Ngay bây giờ, bạn đã có thể ghi tên mình vào danh sách hàng triệu con người đã học được cách: Quẳng gánh lo đi và vui sống!