nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
AlphaBooks
Phát hành
Năm2023
Trọng lượng800gr
Loại Sản PhẩmBìa Mềm
Kích Thước20.5 x 14 cm
Số Trang554
Tác GiảNhiều Tác Giả
Nhà Xuất BảnHội Nhà Văn

Combo Hồi Ký Tù Binh Thương Trường + Hồi Ký Phóng Viên Chiến Trường (Bộ 2 Quyển)

Giá bìa
428,000đ
Giá bán
321,000đ
Tiết kiệm:
107,000đ(25%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Combo Hồi Ký Tù Binh Thương Trường + Hồi Ký Phóng Viên Chiến Trường (Bộ 2 Quyển)

1 - Hồi Ký Tù Binh Thương Trường :

Hồi ký TÙ BINH THƯƠNG TRƯỜNG kể về sự kiện doanh nhân Nguyễn Phước Bửu Huy (tên thường gọi: Bửu Huy) đã bị Interpol Bỉ bắt khi tham dự Hội chợ Thủy sản châu Âu tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cá Tra, cá Basa Việt Nam và các doanh nghiệp cá Catfish Mỹ đã dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai bên. Cuộc chiến này đến nay vẫn chưa chấm dứt và còn gây ra nhiều cản trở, khó khăn cho việc mở rộng thị trường cá Tra tại Mỹ.

Tác giả là một trong những người thuộc thế hệ tiên phong, đã góp phần mở đường đưa sản phẩm cá Basa, cá Tra từ một loài cá bản địa vô danh trở thành sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

2 - Hồi Ký Phóng Viên Chiến Trường :

Hồi ức về ngày non sông thống nhất

Từ năm 1972, ông Trần Mai Hưởng xung phong vào chiến trường miền Nam, truyền tải tin tức về cơ quan Thông tấn xã Việt Nam. Nhà báo Trần Mai Hưởng nằm trong nhóm phóng viên mũi nhọn gồm: Nhà báo Vũ Tạo (tổ trưởng), nhà nhiếp ảnh Lâm Hồng Long, nhà nhiếp ảnh Hứa Kiểm, nhà nhiếp ảnh Đinh Quang Thành gặp Sư đoàn 304, đi theo xe tăng của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 và Trung đoàn 66 bộ binh.

Nhà báo Trần Mai Hưởng cho biết, ông đã có mặt ở căn cứ Nước Trong và chứng kiến những trận đánh khốc liệt cuối cùng ở đây để giải phóng cứ điểm vòng ngoài, tạo điều kiện tiến vào Thành phố. Để đảm bảo cho xe tăng hành tiến thông suốt, các đơn vị tác chiến đã âm thầm bảo vệ các cầu trên xa lộ, cùng với ph.áo binh yểm trợ chi viện cho mũi thọc sâu.

“Chúng tôi tham gia cùng mũi đột kích ấy. Ngay từ lúc bắt đầu xuất quân, chiều 29/4/1975, từ các cánh rừng cao su, xe tăng chúng ta tập kết và hành quân cùng với lực lượng bộ đội đi xe thiết giáp và các xe vận tải quân sự. Quang cảnh rất hùng vĩ, đoàn quân mang theo cờ bay trong nắng, với khí thế rất hào hùng. Mọi người đều cảm thấy một điều rất rõ là sắp đến thời khắc giải phóng Sài Gòn, sắp đến giờ phút kết thúc chiến tranh. Đêm 29/4, mọi người ngủ lại bên kia sông Đồng Nai và chờ đến sáng 30/4 tiến qua cầu Xa lộ vào Thành phố”, ông Hưởng nhớ lại.

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.