Năm | 2023 |
---|---|
Trọng lượng | 2500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa Mềm |
Kích Thước | 20.5 x 14.5 cm |
Tác Giả | Cù Mai Công |
Nhà Xuất Bản | Tổng Hợp TPHCM |
1 - Gia Định Là Nhớ - Sài Gòn Là Thương :
“Sài Gòn” và “Gia Định”, cả hai cái tên thân thương này đều đã không còn được sử dụng như tên chính thức của vùng đất mà ngày nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, mỗi tên gọi đều gợi lên những ký ức, hoài niệm khác nhau đối với mỗi người dân thành phố này.
“Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” được chia làm hai phần như một thước phim xuyên suốt với hai màu sắc khác nhau. Nếu phần “Gia Định là nhớ” như một thước phim trắng đen ghi lại khung cảnh sơ khai của vùng Gia Định lúc người Pháp vừa đặt chân đến; thì trái lại, phần “Sài Gòn là thương” lại như một thước phim màu miêu tả một Sài Gòn náo nhiệt, phồn hoa, đầy sức sống từ cuối thập niên 1950 đến ngày hôm nay.
Trong phần 1, “Sài Gòn là thương”, khởi đầu từ đường Nguyễn Huệ - một trong những con đường lâu đời của Sài Gòn, tác giả, nhà báo Cù Mai Công dẫn dắt bạn đọc phát hiện nhiều điều mới mẻ về nguồn gốc của chợ Bến Thành, về nếp sinh hoạt người Sài Gòn xưa. Và bạn cũng sẽ được khám phá về “chợ Cũ” có tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Đặc sắc nhất là mảng ẩm thực của cả ba nền văn hóa Việt, Hoa, Pháp như cà phê dĩa, thịt quay bánh mì, cơm thố… qua lời miêu tả hấp dẫn của tác giả sẽ khiến cho bạn… phát thèm.
2 - Sài Gòn Một Thuở Dân Ông Tạ Đó - Tập 2 :
Những ai đã từng yêu mến vùng Ông Tạ qua miêu tả của tác giả Cù Mai Công hẳn sẽ rất vui khi trong quyển sách Sài Gòn một thuở: “Dân Ông Tạ đó!”- Tập 2, tác giả sẽ tiếp tục dẫn bạn đọc đi sâu vào từng ngõ hẻm, thăm từng căn nhà, gặp gỡ những nhân vật đã làm nên một trời tuổi thơ đầy kỷ niệm của anh cũng như của nhiều cư dân Ông Tạ khác.
Quyển sách mở ra bằng một không khí thân quen và ấm cúng của những ngày cận Tết, với hình ảnh của những sạp bán lá dong, hương vị của kẹo lạc, “thèo lèo cứt chuột” từ ngày 23 tháng Chạp, khung cảnh nhà nhà ngồi canh nồi bánh chưng đêm 30 Tết, tiếng pháo rền vang vào thời khắc giao thừa và nếp sinh hoạt của bà con Ông Tạ trong những ngày Tết… Đó là những hình ảnh, hương vị và thanh âm gợi một trời ký ức của nhiều thế hệ mà nay đã “phai nhạt mấy màu”.
Qua những bài viết về ngõ Con Mắt, ngõ Cổng Bom, giáo xứ Sao Mai - Chí Hòa - Thánh Mẫu - Nghĩa Hòa, xóm Đại Lợi…, bạn đọc ắt sẽ thấy bất ngờ và thú vị khi phát hiện ra rằng nơi đây tuy tập trung phần lớn cộng đồng Bắc 54 nhưng không vì thế mà thiếu đi sự đa dạng.
3 - Sài Gòn Thành Phố Tôi Yêu :
'Tập hợp những bài đoạt giải và tiêu biểu từ cuộc thi viết "Thành Phố Tôi Yêu" do báo Thanh Niên tổ chức (2019-2020)
Sài Gòn ai đi xa cũng phải nhớ...
Sài Gòn còn thương thì về!
Nơi chốn này, con người ta đã thương nhau nương nhau mà sống, dù xa lạ, lần đầu gặp gỡ nhưng đã thân thiện. Tính cách ấy, không phải bây giờ mới có, đã định hình: "Từ thuở mang gươm đi mở cõi"(Huỳnh Văn nghệ). Bây giờ, dù Sài Gòn đã khác trước, đã hiện đại hóa, thế nhưng biểu hiện của tình người vẫn bền theo năm tháng. Chính điều này đã làm nên hồn cốt, cốt cách của cư dân vùng đất này, dù sinh ra tại đâu nhưng một khi đến với Sài Gòn, từ trong sâu thẳm tình cảm người ta đã có được tính cách cao thượng ấy._(Nhà thơ Lê Minh Quốc)