Trọng lượng | 1000gr |
---|---|
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 20 x14 cm |
Tác Giả | Chư Tử Tinh Tuyển |
Nhà Xuất Bản | Văn Học |
Combo Chư Tử Tinh Tuyển: Liệt Tử + Mặc Tử + Quản Tử (Bộ 3 Cuốn)
1. Chư Tử Tinh Tuyển: Liệt Tử - Hư Tâm Thuận Tính (Bìa Cứng)
“Liệt tử là người nước Trịnh, học thuyết của ông gốc ở Hoàng Đế, Lão tử, gọi là Đạo mà (trong cuốn Liệt tử) có nhiều ngụ ngôn, giống với Trang Chu”.
Liệt Tử là sách của Liệt Ngữ Khấu, hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu, soạn ra. Sách có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là "Sung hư chân kinh" hay "Sung hư chí đức chân kinh".
Triết thuyết của ông chủ trương vô vi, hư tĩnh, hòa đồng với vạn vật, trọng nhân sinh, bình dân, không quan tâm đến những cái siêu hình óc người không hiểu nổi, có phần lạc quan chứ không bi quan, có phần tích cực chứ không tiêu cực. Nó gần với đạo Lão, mà cách phô diễn lại gần Trang. Không chê Khổng Tử nhưng có chỗ lại cơ hồ chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Có thể khẳng định, Liệt là gạch nối giữa Lão và Trang.
2. Chư Tử Tinh Tuyển: Mặc Tử - Kiêm Ái Phi Công (Bìa Cứng)
Nếu làm cho cả thiên hạ đều yêu thương lẫn nhau, yêu người khác giống như yêu bản thân thì có chuyện bất hiếu chăng? Xem cha, anh và nhà vua cũng giống như bản thân thì sao làm chuyện bất hiếu? Có chuyện bất từ chăng? Xem con, em và bề tôi cũng giống như bản thân thì sao làm chuyện bất từ? Cho nên bất hiếu, bất từ không còn nữa.
3. Chư Tử Tinh Tuyển: Quản Tử - Lẻ Nghĩa Liêm Sĩ (Bìa Cứng)
Kế sách một năm, không gì hơn trồng lúa; kế sách mười năm, không gì hơn trồng cây; kế sách trọn đời, không gì hơn trồng người. Trong một, thu hoạch một: đó là lúa: trồng một, thu hoạch mười: đó là cây; trồng một, thu hoạch trăm: đó là người. Nếu tận tâm trồng người và dùng người khéo léo thì gây dựng nghiệp lớn dễ như trở bàn tay, ấy là cửa ngõ xưng vương.