nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
SBooks
Phát hành
Năm2023
Trọng lượng500gr
Loại Sản PhẩmBìa Mềm
Kích Thước13 x 20.5 cm
Số Trang372
Tác GiảNhiều Tác Giả
Nhà Xuất BảnVăn Học

Combo Bách Gia Tinh Hoa - Mặc Tử + Lão Tử Đạo Đức Kinh (Bộ 2 Quyển)

Giá bìa
216,000đ
Giá bán
162,000đ
Tiết kiệm:
54,000đ(25%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Combo Bách Gia Tinh Hoa - Mặc Tử + Lão Tử Đạo Đức Kinh (Bộ 2 Quyển)

1 - Bách Gia Tinh Hoa - Mặc Tử :

Triết học của Lão Tử là một sự phản động của tình hình suy đồi xã hội Trung Quốc về hai thế kỷ 5, 6 trước Thiên Chúa giáng sinh. Muốn cho thiên hạ trở lại đạo đức, Lão Tử đã mượn hai chữ ấy để chỉ hai vật sinh dưỡng của vạn vật. Đạo là vật nguyên thủy duy nhất sinh ra Đức và vạn vật, rồi vạn vật lại trở về Đạo theo luật thiên nhiên và công bằng không bị một sức gì sai khiến.

Vũ trụ của Lão Tử là một vũ trụ vô thần. Lão Tử nhận thấy thiên nhiên bao giờ cũng

có lợi, can thiệp vào việc thiên nhiên thì có hại, nên đề xướng thuyết “vô vi”, trừ khử triệt để những cái mà người ta gọi là văn hóa, văn minh ở trên đời, trở lại thói thuần phác của đời mông muội; cá nhân lấy đạo tu thân, lấy đức bất tranh cư xử với mọi người; kẻ cầm quyền lấy đạo cảm hóa dân chúng, dùng hòa binh, vô sự lấy thiên hạ.

Lão Tử ở vào một thời đại trọng lễ nghi, lề lối, nhưng không có một thành kiến nào. Đối với bao nhiêu phong tục phong hóa đương thời, Lão Tử đã xét theo nguyên tắc

2 - Bách Gia Tinh Hoa - Lão Tử Đạo Đức Kinh :

Trang Tử ngợi khen Mặc Tử rằng: “Tuy vậy, Mặc Tử là người tốt ở gậm trời vậy. Muốn tìm không thể được vậy. Dầu cho khô héo cũng không thể bỏ được vậy. Thật là tài sĩ vậy!”. Thật vậy, Mặc Tử thật là “người tốt ở gậm trời, muốn tìm không thể được”, Hồ Thích cho rằng: “mòn trán lỏng gót, cái gì lợi cho thiên hạ thì làm”, như Mặc Tử, trong lịch sử nước Tàu, không thể có một người thứ hai.

Mặc Tử sống nhằm giữa hồi Lão giáo Nho giáo cực kỳ bành trướng, vì không chịu nổi sự phiền toả của Nho gia, cũng không kham nổi sự phóng túng của Lão gia, muốn chống lại hai làn sóng ấy, Mặc Tử phải tự lập một học thuyết trái lại.

Mặc Tử nhận rằng: Các sự rối loạn đều do ở lòng tự tư tự lợi mà ra. Nay muốn thiên hạ được khỏi nạn ấy, cần nhất phải làm thế nào cho hết thảy mọi người đều biết yêu nhau, đều coi quyền lợi của người như quyền lợi của mình, thì mới trừ được cái gốc sinh ra tai vạ. Vì vậy mới xướng chủ nghĩa Kiêm ái. 

Nhưng Kiêm ái là một công trình lớn lao, không thể chỉ bước một bước mà tới. Người ta còn chưa trau dồi tư đức cho khỏi có điều càn bậy, lầm lỗi, thì không thể nào đi đến chủ nghĩa Kiêm ái, Mặc Tử nghĩ vậy, nên lại xướng ra những thuyết Tiết dụng, Tiết táng, Phi mệnh, Quý nghĩa... để làm khuôn mẫu cho mọi người. Trong bấy nhiêu thuyết, thì thuyết Tiết dụng là quan hệ hơn.

Mặc Tử thấy rằng: Loài người mà không yêu nhau, và hay tranh nhau, giết nhau, ăn hiếp lẫn nhau, lừa đảo lẫn nhau, chẳng qua vì lòng ham muốn mà ra. Thế mà cái gốc của lòng ham muốn thì là những sự xa xỉ hoa lệ, hễ nhổ được cái gốc ấy chắc lòng ham muốn sẽ bớt phát triển, người ta sẽ bớt tự tư tự lợi, thì mới biết quý điều nghĩa, chuộng người hiền, hy sinh quyền lợi của mình để giúp đỡ cho người, thâm ý của chủ nghĩa Tiết dụng là vậy.

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.