Năm | 2022 |
---|---|
Trọng lượng | 500gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 24 x 16 cm |
Số Trang | 360 |
Tác Giả | Lục Vũ Okakura Kakuzo |
Nhà Xuất Bản | Thế giới |
Lấy cảm hứng từ một lẽ tự nhiên - Cây trà được làm nên từ những hạt đất hạt cát. Chính vì vậy bìa sách được làm từ các chất liệu: Đất - chàm, và lá thể hiện trên Giấy Giang để mang lẽ tự nhiên bình dị đó vào từng cuốn sách về Trà.
Đất Feralit: Ứng dụng màu vàng của Đất feralit ngoài tự nhiên: Đất được lọc sạch tạp chất, nghiền nhỏ để tạo thành như những “hạt màu”.
Chàm: Một phương pháp nhuộm vải lâu đời để tạo ra xanh dương (một màu hiếm trong tự nhiên). Cao chàm được dùng trong cuốn sách được ủ và lên men từ cây chàm.
Đất vànrg feralit và màu xanh của cao chàm được pha trộn với nhau, với tỉ lệ khác nhau để tạo nên những mảng núi đồi nhiều màu sắc.
Lá Trà: Từ những lá trà tươi được chọn lọc rồi ép khô thủ công. Lá trà được thu hái rồi ép trong sổ để định hình dáng lá và tách nước làm khô. Lá trà khô được dán cố định trên sách và phủ keo nhựa để bảo vệ bề mặt lá theo thời gian.
Giấy Giang trên bài sách: Đây là một loại giấy của bà con người H’mong. Giấy được làm thủ công từ thân cây giang.
Thưởng trà của người xưa không đơn giản chỉ là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà mà tương tư về kiếp nhân sinh, thưởng và bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại đôi điều về lời dạy của cổ nhân, đôi khi tức cảnh sinh tình mà đưa ra câu đối, hoặc vì ngẫu hứng mà nghe đàn tì bà hay cổ cầm…
Say minh nguyệt, chè ba chén. Thú thanh phong, lều một gian - Nguyễn Trãi
Một ấm trà thơm, một quyển sách nhỏ, trải qua nhiều thiên niên kỷ với năm tháng chất chồng, ấy vậy mà những con chữ năm nào vẫn cố nhiên xúc chạm được đến nơi sâu thẳm tận đáy lòng của khách thời nay, để rồi từ đấy, chính những con chữ ấy dẫn dắt chúng ta tìm đến xúc chạm vào những bánh trà mang linh hồn của nghìn năm cũ, để ngẩn ngơ trước một làn hương thoang thoảng đến từ trong không gian của cái thuở văn minh rực rỡ Đại Đường. Nhân loại gặp nhau trong một chén Trà, ai không cảm nhận được sự nhỏ bé trong những điều lớn lao của chính mình thì sẽ khó mà nhận ra được sự lớn lao trong điều nhỏ bé của người khác.
Bộ sách gồm 2 cuốn:
Tác phẩm Trà kinh của Lục Vũ là công trình chuyên khảo về trà đầu tiên của nhân loại, là một công trình tựa hồ đã bao quát hết thảy những khía cạnh tri thức có liên quan đến cây trà, xứng đáng được xem như một bộ bách khoa thư về trà học. Chỉ trong vỏn vẹn 7.000 chữ, Lục Vũ đã hệ thống toàn bộ kho tàng tri thức về cây trà lẫn về văn hóa thưởng trà của Trung Quốc, tạo nên một sức ảnh hưởng to lớn và bền bỉ cho đến tận ngày nay.
Trà Kinh gồm ba cuốn và mười chương. Chương đầu tiên, Lục Vũ bàn về tính chất tự nhiên của cây Trà; chương hai nói về các dụng cụ thu hoạch lá Trà; chương ba bàn về việc lựa chọn lá Trà. Chương bốn dành để liệt kê và miêu tả bộ đồ Trà gồm hai mươi tư Trà cụ, bắt đầu từ chiếc lò ba chân và kết thúc là chiếc tủ tre để cất tất cả các dụng cụ này. Trong chương năm, Lục Vũ miêu tả cách pha Trà. Ông loại bỏ tất cả các thành phần ngoại trừ muối. Ông cũng chú trọng đến vấn đề nhiều tranh cãi là việc chọn loại nước và độ sôi của nước. Những chương còn lại trong Trà Kinh bàn về sự thô tục trong cách uống Trà thông thường, một bản tóm tắt lịch sử của những người thưởng Trà nổi tiếng, những vườn trồng Trà nổi danh của Trung Quốc, sự đa dạng của Trà cụ và các hình vẽ minh họa chúng.
Lục Vũ đã nhìn thấy trong Trà một sự hòa hợp cũng như tính trật tự ngự trị tất thảy mọi vật.
Những điều có thể bạn sẽ biết về trà qua cuốn "Trà Kinh":
Trà thư được Okakura Kakuzo viết bằng tiếng Anh. Cuốn sách như một lời phản biện hùng hồn đồng thời là chiếc cầu nối hai nền văn hóa Á và Âu. Kakuzo Okakura, giải thích rằng bắt đầu từ thế kỷ 15, người Nhật đã biến trà, một loại đồ uống lâu đời của Trung Quốc, thành một nghệ thuật - Trà đạo. Đó là một nghệ thuật đơn giản, thuần khiết và hòa bình mà tất cả mọi người đều có thể tham gia, dù ở bất cứ vị trí nào trong cuộc sống. Đó là một con đường dẫn đến sự hoàn hảo trong một thế giới không hoàn hảo.
Với sự hài hước xen lẫn châm biếm nhẹ nhàng, Okakura thảo luận về những quan niệm sai lầm ngớ ngẩn mà người phương Tây và phương Đông dành cho nhau. Ông cho rằng bất chấp những hiểu lầm và định kiến tồn tại giữa hai nền văn minh, phương Đông ít nhất cũng sẵn sàng học hỏi từ phương Tây. Ông hỏi: Khi nào thì phương Tây cố gắng hiểu phương Đông?
Okakura tìm thấy hy vọng về sự hiểu biết lẫn nhau trên toàn cầu trong trà. Trà là chén của nhân gian. Người dân Châu Âu và Châu Mỹ cũng yêu thích trà như người Nhật.
Những điều có thể bạn sẽ biết về trà qua cuốn "Trà Thư - Okakura Kakuzo"