nhasachanhthanh.vn
HOTLINE
Sách Hà Nội
Phát hành
Barcode8935443351216
Năm2023
Trọng lượng500gr
Loại Sản PhẩmBìa Mềm
Kích Thước20 x 14 cm
Số Trang230
Tác GiảBhikkhu Bodhi
Nhà Xuất BảnHồng Đức
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
An Nhiên Như Những Áng Mây
An Nhiên Như Những Áng Mây
(-25%) 126,000đ 168,000đ
Hoa Nở Trong Đêm
Hoa Nở Trong Đêm
(-22%) 108,420đ 139,000đ
Đức Phật Và Thời Gian
Đức Phật Và Thời Gian
(-30%) 97,300đ 139,000đ
Hương bay ngược gió
Hương bay ngược gió
(-25%) 189,000đ 252,000đ

Bát Chánh Đạo - Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ Đau

Giá bìa
100,000đ
Giá bán
80,000đ
Tiết kiệm:
20,000đ(20%)
Khuyến mãi:
  1. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  3. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  4. Được kiểm tra hàng và Thanh toán khi nhận hàng.
  5. Đặt online hoặc gọi ngay

Bát Chánh Đạo - Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ Đau
Cốt tủy giáo lý của đức Phật có thể được cô đọng trong hai giáo pháp căn bản: Bốn sự thật cao quý (The Four Noble Truths) và Bát chánh đạo (The Noble Eightfold Path). Giáo pháp thứ nhất bao hàm mặt giáo thuyết và mang lại lợi ích căn bản là trí huệ; giác pháp thứ hai bao hàm mặt giới luật trong nghĩa rộng và yêu cầu căn bản là thực hành. Trong hệ thống giáo lý, hai giáo pháp chủ chốt này kế thành một chỉnh thể không tách rời nhau, được gọi là Pháp và Luật, tức giáo pháp và giới luật, hay gọi tắt là Pháp (Dhamma). Tính thống nhất nội tại của Pháp đảm bảo sự thật rằng chân lý cuối cùng trong giáo lý Bốn sự thật cao quý, đó là Con đường chân lý, tức Bát chánh đạo trong đó chi phần đầu tiên trong Bát chánh đạo là Chánh kiến, nói su liễu ngộ đối với Bốn sự thật cao quý. Do đó, hai giáo pháp này tương thông và dung nhiếp nhau, nghĩa là nguyên lý của Bốn sự thật cao quý bao hàm Bát chánh đạo và Bát chánh đạo bao hàm Bốn sự thật cao quý.

Đưa ra tính nội tại hợp nhất này, nó có thể vô nghĩa khi đặt câu hỏi theo hai hướng của Pháp, rằng giáo lý và con đường thực hành, cái nào có giá trị hơn. Nhưng nếu chúng ta bỏ qua sự vô nghĩa này để hỏi cho bằng được thì câu trả lời thì sẽ phải là con đường thực hành. Con đường đó tuyên bố tính ưu việt ở chỗ đem giáo lý áp dụng vào đời sống. Con đường đó đem Pháp từ những nguyên lý trừu tượng không ngừng chuyển hóa để triển khai và tỏ ngộ chân lý. Điều này mang lại cho vấn đề khổ một lối thoát, mà nó là sự mở đầu của giáo pháp; đồng thời làm cho mục đích của Phật giáo—từ sự giải thoát khổ đau, có thể đạt được trong kinh nghiệm sống của chúng ta, đơn thuần ở đây chính là ý nghĩa chân thật của Con đường (Đạo).

Tu tập theo Bát chánh đạo chính là thực hành chứ không phải chi là kiến thức ở phương diện lý thuyết, nhưng muốn tu tập đúng đắn thì cần phải hiểu con đường đó một cách chuẩn xác. Thực tế, bản thân của việc hiểu đúng Con đường này là một phần của sự tu tập. Chánh kiến (Right View), chi phần đầu tiên của Con đường, là điều tiên quyết dẫn dắt những chi phần còn lại của Con đường này. Do đó, khi người mới học Bát chánh đạo với lòng nhiệt tâm, có thể làm cho người khác nghĩ rằng việc học hiểu giáo lý làm thêm phiền toái nên có thể bỏ qua; nhưng suy nghĩ sâu hơn sẽ phát hiện rằng hiểu đúng đắn Bát chánh đạo là thành quả cuối cùng của sự tu tập thực hành không thể thiếu được.

Mục đích của cuốn sách này là tìm hiểu tám chi phần và khảo sát các bộ phận tạo thành Bát chánh đạo, để xác định rõ mối tương quan của chúng, đóng góp sự hiểu biết chính xác về giáo lý Bát chánh đạo. Tôi đã cố gắng cô đọng, dùng khuôn khổ tiêu chuẩn giải thích trong kinh điển Pali trong chính lời dạy của đức Phật về các chi phần của Con đường này. Để giúp người đọc tiếp cận với nguồn tư liệu nguyên thủy hạn hữu thậm chí cả những bản dịch tiếng Anh của những tư liệu này, tôi đã cố gắng chọn lọc những trích dẫn hết mức có thể (nhưng không trọn vẹn) của hợp tuyển kinh điển trong tác phẩm Lời đức Phật dạy (The Word of the Buddha) của tôn giả Nyanatiloka. Có một số trường hợp ở một vài đoạn trích dẫn trong tác phẩm này có chút điều chỉnh để phù hợp với bản dịch mà tôi yêu thích này. Để diễn ta ý nghĩa cao sâu hơn, tôi thỉnh thoảng có sử dụng đến các bản luận, đặc biệt ở sách này lúc bàn về Định và Huệ (chương VII và VIII), tôi khá chú trọng tác phẩm Thanh tịnh đạo luận (Visudhimagga).

Tác phẩm này là bộ bách khoa lớn, hệ thống chi tiết toàn diện phương pháp tu tập thực hành của Con đường này. Những hạn chế ở mặt không gian làm trở ngại việc xử lý triệt để mỗi chi phần của Con đường. Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, ở cuối sách tôi đã tổng hợp một danh mục sách tham khảo, giúp người đọc muốn tìm hiểu tường tận mỗi chi phần của Con đường có thể tham khảo. Tuy nhiên, với mong muốn chú tâm hoàn toàn vào việc tu tập thực hành Con đường, đặc biệt tu học thăng tiến trên những cấp độ thiền chỉ (meditation) và thiền quán (insight), nếu có thể thân cận tham học với một vị thầy đủ phẩm chất thật sự, điều này sẽ mang lại một trợ lực vô cùng to lớn.

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
0
Hiện chưa có đánh giá nào
5 sao 0%
4 sao 0%
3 sao 0%
2 sao 0%
1 sao 0%
Câu hỏi về sản phẩm
Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn, xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM