Năm | 2023 |
---|---|
Trọng lượng | 2000gr |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 20 x14 cm |
Tác Giả | Trần Đại Sỹ |
Nhà Xuất Bản | Hội Nhà Văn |
“Anh hùng Lĩnh Nam” là bộ tiểu thuyết dã sử đồ sộ viết về thời Hai Bà Trưng nổi dậy chống ách cai trị của nhà Hán, giành quyền tự trị và xưng vương triều đình Lĩnh Nam.
Cứ gẫm chuyện Lý Thường Kiệt phá Tống, Trần Hưng Đạo bình Mông, Lê Lợi dẹp đuổi Minh, Quang Trung đánh tan Mãn là đã đủ tự hào khẳng định rằng ta không thua Trung Quốc, không thua bất cứ ai. Anh hùng Lĩnh Nam, tiền nhân hai ngàn năm cũ, mưu sự diệt Hán và diệt Hán đã khắc lên vách núi hai chữ Bất Khuất rạng ngời. - Cảm khái - Duyên Anh
Đào Kỳ là một thiếu gia con nhà lạc hầu yêu nước, gặp gia biến phải đi hành tẩu giang hồ. Thông minh chính trực và đa tình tài hoa, chàng dần luyện được rất nhiều bộ võ công, trở thành cao thủ võ lâm đệ nhất, đồng thời quy tụ được rất nhiều cao thủ khác cùng chí hướng “Phản Hán phục Việt”. Trong số đó, có không ít những nữ nhân xinh đẹp, tài hoa như Nguyễn Phương Dung (sau cùng với Đào Kỳ thành đôi tài tử giai nhân nức danh giang hồ); nhà Trưng Trắc, Trưng Nhị và các hào kiệt ẩn danh, các quái nhân thú vị. Cốt truyện diễn biến li kỳ hấp dẫn theo hành trình Đào Kỳ tập hợp quần hùng Lĩnh Nam thiện chiến và đầy nhiệt huyết, mưu trí và dũng cảm, sẵn sàng mưu nghiệp lớn.
(Trích Anh Hùng Lĩnh Nam - Quần Anh Hội Tụ - Phần 1 - Quyển 1)
[...]
“Đào hầu hướng mặt ra xa:
... Người Hán gọi chúng ta là rợ Việt, là Nam man, là rợ Giao Chỉ. Chúng ta có quốc tổ Hùng vương mà không được thờ, phải thờ Hoàng đế, thờ Chu công, Văn vương... Người ta nhân danh là Hán, coi chúng ta như trâu như chó, muốn giết thì giết, muốn bỏ tù thì bỏ. Tại sao chúng ta lại phải cúi đầu chịu nhục như vậy?
Đào Kỳ như thức tỉnh, nhìn vào chân trời xa xa:
Vì người Hán có gươm, có đao, có sức mạnh. Vì người Hán đông, người Việt ít?
Đào hầu gật đầu:
Chúng ta cũng có gươm có đao, có sức mạnh. Nhưng chúng ta thiếu hai thứ: một là sự hợp quần, hai là lòng can đảm. Nếu chúng ta được hai thứ đó thì có thể đuổi người Hán ra khỏi đất nước này.”
(Trích Anh Hùng Lĩnh Nam - Quần Anh Hội Tụ - Phần 1 - Quyển 2)
Tương kế tựu kế, nhất cử lưỡng tiện, nhằm đem hơn hai mươi vạn quân Hán rời khỏi đất Lĩnh Nam, quần hùng Lĩnh Nam tiến quân theo Lĩnh Nam công Nghiêm Sơn trợ Hán đánh Thục. Bằng tài mưu lược và võ nghệ xuất chúng, đặc biệt là với đội nữ binh tài giỏi của hai chị em họ Trưng, họ giúp Hán chiếm thành trì, bắt được nhiều tù binh Thục. Song, khi chứng kiến cảnh tướng sĩ Thục thà chịu chết chứ không chịu hàng, dân trong thành than khóc thảm thiết giúp bại binh Thục trốn tránh quân Hán, họ nhận ra mình đã vô tình giúp bạo nghịch đánh người hiền. Tình thế đó buộc quần hùng Lĩnh Nam phải lựa chọn: tiếp tục tiến công hay phản Hán, trợ Thục? Đâu là con đường tốt nhất để phản Hán phục Việt?
Động Đình hổ hùng chiến đặc tả những trận chiến của anh hùng Lĩnh Nam: "Đi cứu nước thân xác như Rồng, tâm hồn như Tiên, mỗi lời, mỗi việc đều mang cái dáng dấp nhân sinh quan Văn Lang, vuông tròn từ đầu đến cuối, chung thủy đến hơi thở cuối cùng”
(Trích Anh Hùng Lĩnh Nam - Động Đình Hồ Hùng Chiến - Phần 2 - Quyển 1)
[...]
“Lĩnh Nam vương tiếp:
Người ta theo giúp đại ca vì công danh, vàng bạc. Tôi theo giúp đại ca vì lòng nghĩa hiệp. Nay đại ca đi trái với nghĩa hiệp thì tôi không giúp đại ca nữa. Tôi không thể đem sinh linh Lĩnh Nam cho đại ca, để đại ca cho những tên chó Ngô sang giết hại dân chúng. Đoạn vương nói với các quan:
Từ hôm nay trở đi, tôi với đại ca Lưu Tú (Hán Quang Vũ đế) không còn tình nghĩa gì nữa. Nếu gặp nhau trên chiến trường, ai vì giang sơn người ấy!”
(Trích Anh Hùng Lĩnh Nam - Động Đình Hồ Hùng Chiến - Phần 2 - Quyển 2)
Căm phẫn trước bộ mặt tráo trở của vua Hán Quang Vũ, trước sau chỉ che đậy dã tâm thôn tính lại đất chư hầu, phe quần hùng Lĩnh Nam liên minh với quân Thục, quyết nuôi chí lớn giành quyền tự trị cho Lĩnh Nam. Trên hành trình quy tụ anh hùng các môn phái tại Động Đình hồ nhằm đề cử tân Lĩnh Nam vương, phía các anh hùng Đào Kỳ, Phương Dung, lục Sún vướng phải nhiều mưu đồ hiểm ác của tay sai Mã thái hậu nội gián của Quang Vũ cài vào dọc đường. Cùng lúc đó, tên phản đồ Lê Đạo Sinh ra sức gây nhũng nhiễu quân binh tại các thành trì, hòng diệt trừ từng phòng tuyến vững chắc nhất phía Lĩnh Nam. Giữa thế nội công ngoại kích đó, Đặng Thi Sách tử trận trước mũi kiếm kẻ thù, buộc Trưng Trắc ghìm hận xưng quân, đánh thắng Mã Viện, lập nên triều đình Lĩnh Nam, mở đầu hào khí chống Bắc thuộc.
Cẩm Khê di hận là khúc diễn ca về hùng binh của Hai Bà Trưng còn vang mãi trong lịch sử dân tộc Việt.
Trích ( Anh Hùng Lĩnh Nam - Cẩm Khê Di Hận - Phần 3 - Quyển 1)
[...]
“Trưng đế (Trưng Trắc) cùng Trưng vương (Trưng Nhị) từ trong khoang thuyền bước ra. Tướng sĩ hô “Vạn tuế, vạn tuế” rung động mặt hồ. Trên trời, thần ưng xếp hàng từng toán trăm con bay lượn vòng tròn. Ngài đứng lên nóc soái thuyền hướng vào tướng sĩ, hiệu triệu. Đại ý ngài tóm lược dã tâm của Quang Vũ và cái thế một mất một còn của Lĩnh Nam. Cuối cùng, ngài kêu gọi tướng sĩ quyết tâm thắng trận Lãng Bạc:
Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đào Kỳ, Phương Dung chết đi, cũng không đáng kể. Dù các tướng sĩ có mặt hôm nay chết đi cũng không đáng kể. Vì chúng ta chết, mà Lĩnh Nam vẫn còn. Điều quan trọng nhất, phải đánh tan giặc, bảo vệ đất nước, Lĩnh Nam mất, mất tất cả. Lĩnh Nam còn, còn tất cả.”
Trích ( Anh Hùng Lĩnh Nam - Cẩm Khê Di Hận - Phần 3 - Quyển 2)