Barcode | 9786043726848 |
---|---|
Năm | 2022 |
Trọng lượng | 500 |
Loại Sản Phẩm | Bìa mềm |
Kích Thước | 24 x 16 cm |
Số Trang | 190 |
Tác Giả | Vũ Trọng Phụng |
Nhà Xuất Bản | Văn Học |
Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người
Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người là một trong những phóng sự nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ngòi bút của ông không chỉ ghi được sự thực mà còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
Nếu phải giới thiệu thiên Cạm bẫy người về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác giả trong những tác phẩm trên cũng đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi. Nhưng đây không chỉ là một thiên phóng sự. Nó thuộc hàng những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng, có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, giúp được tài liệu cho thế hệ sau khảo xét về giai đoạn hiện thời.
Phóng sự Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội. Để thấy cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh độ Viết Cạm bẫy người là tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.
Với thiên phóng sự Cơm thầy cơm cô gồm mươi chương, đoạn trích chương ba và chương bốn là hai chương tiêu biểu của phóng sự nổi tiếng này. Qua đoạn trích chúng ta sẽ thấu hiểu được cảnh cơ cực, cùng quẫn của những người lâm vào cuộc sống cơ hàn trong xã hội cũ. Nhà văn trong vai nhân vật "tôi" đi xin việc, đã tái hiện lại một xã hội đầy bất công mà ông gọi là "chó đểu".
Nhân vật "tôi" đóng vai người điều tra phỏng vấn đã được mắt thấy tai nghe ở cái "ngã tư đường", nơi tụ họp của những người thất nghiệp, ở đó có sự bất công đến lạ lùng, mụ "đưa người" thì thừa cơ dùng những thủ đoạn, những món nghề ra mà tác oai trước mặt bao kẻ cùng quân, tội nghiệp. Hiện lên trước mặt chúng ta là đám người "ngồi dơ mặt cho ruồi bâu” và số phận của họ trên con đường kiếm kế sinh nhai. Phải cho rằng tình cảnh của những người lao động thất nghiệp ấy đã rơi vào tình thế bi đát nhất. Cứ xem cảnh sinh hoạt của họ, ta sẽ phải chua xót thay cho những thân phận cơ hàn ấy. Người ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau, "vui vẻ bắt chấy cho nhau, cắn cho đỡ đói". Quả là một bi kịch thảm khốc của người lao động thất nghiệp. Dường như ở họ, cái lối thoát chật chội chỉ còn biết dựa vào sự may rủi của cách xin việc khốn khó đó. Ấy thế mà giá cả thuê mướn lại còn bị kẻ môi giới ăn bớt, ăn xén. Những sự việc đó đều được nhân vật "tôi" chứng kiến qua quá trình điều tra phỏng vấn của mình.